Bà bầu tăng cân quá nhiều dễ đối mặt nguy cơ sinh non, sẩy thai

Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ khiến mẹ bầu dễ trở nên béo phì, khó lấy lại vóc dáng sau sinh và quan trọng hơn là cân nặng tăng đột biến có thể khiến mẹ bầu dễ sinh non hay sẩy thai.

banner ads

Kiểm soát cân nặng

Chỉ số BMI với công thức: Cân nặng X chiều cao sẽ cho biết mẹ có bị thừa cân hay không.

48028-1-5.jpg

Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.

Nếu cân nặng của mẹ bầu lúc này đã vượt mức cho phép thì việc cố gắng giảm cân sẽ không tốt cho sức khỏe. Việc mẹ cần làm là giữ cho cân nặng không tăng thêm, điều chỉnh lại chế độ ăn uống và tập thể dục nhịp nhàng để điều chỉnh lại cân nặng hợp lý.

Nếu mẹ bầu trước khi bị thừa cân không theo đuổi bất kỳ môn vận động nào thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi áp dụng bất cứ môn luyện tập nào nhé. Ngoài ra mẹ cũng không nên tập quá 15 phút mỗi ngày khi mới vận động.

Tăng cân quá nhiều được hiểu là mẹ bầu tăng vượt mốc cho phép khoảng 2kg trong các giai đoạn thai kỳ.

Các mốc cân nặng an toàn cho mẹ bầu

Để giữ gìn sức khỏe thai kỳ mẹ bầu cần kiểm soát trọng lượng của mình hợp lý.

Chỉ số MBI trong thai kì chỉ nên nằm ở mốc 25-30 nếu như mẹ bầu trước thai kỳ có chỉ số này trong khoảng 18,5 - 24,9.

- Nếu mẹ trước khi mang bầu đã thừa cân thì chỉ nên tăng từ 6 - 11kg trong suốt thai kỳ.

48029-1-16.jpg

Thực đơn hợp lý là cách để mẹ bầu giữ được cân nặng ổn định.

- Còn nếu mẹ bầu béo phì trước thai kỳ (có chỉ số BMI > 30) thì chỉ nên tăng 5-9kg trong thời gian bầu bí.

- Với mẹ gầy thì nên tăng từ 12,5 - 18kg.

Dựa trên các mốc này mẹ bầu có thể xác định được tình trạng tăng cân của mình có quá nhiều hay không nhé.

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh dễ sẩy thai

Mẹ bầu bị béo phì phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong thai kỳ. Nếu chỉ số BMI của mẹ bầu càng cao thì các nguy cơ này các dễ xảy ra hơn.

Mẹ bầu có chỉ số BMI trên 30 thì nguy cơ sẩy thai khi thai dưới 12 tuần tuổi tăng lên 20%. Nếu chỉ số BMI cao hơn 30 thì nguy cơ tăng lên 25%.

Chứng tiểu đường thai kỳ cũng tăng gấp 3 lần nguy cơ nếu mẹ bầu có chỉ số BMI vượt 30. Khi chỉ số BMI lớn hơn 35 thì mẹ bầu dễ đối mặt với các chứng như cao huyết áp, tiền sản giật.

48030-1.jpg

Mẹ bầu béo phì có thể khiến bé dễ mắc bệnh hơn sau này.

Mẹ bầu có chỉ số BMI lớn hơn 30 còn dễ bị khó sinh, sinh con thừa cân. Đặc biệt mẹ có thể sinh non, thai chết lưu hay thai bất thường vì thiếu khuyết các dây thần kinh.

Các em bé sinh non do mẹ bầu bị thừa cân cũng dễ mắc các bệnh khác hơn trong quá trình phát triển sau này.

Như vậy để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, tốt nhất mẹ bầu nên kiểm soát tốt mốc tăng cân của mình. Ăn những thực phẩm cần thiết chứ không phải ăn tất cả những gì mẹ thích là cách để mẹ có thể hạn chế nguy cơ tăng cân không tốt đấy.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI