An toàn vệ sinh thực phẩm: 7 nguyên tắc cần dạy trẻ tiểu học

Bên cạnh việc chú ý chế biến món ăn ngon cho con, ba mẹ đừng quên dạy trẻ về các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi điều này sẽ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân, hạn chế nguy cơ ngộ độc hay mắc các vấn đề về tiêu hóa, sức khỏe.

banner ads

Ngoài ăn uống ở nhà, trẻ còn ăn ở trường, cửa hàng, quán hay mua thức ăn của những người bán hàng dạo trước trường. Vì vậy, nguy cơ trẻ bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn không nhỏ. Vì vậy, ba mẹ nên sớm trang bị cho bé 7 nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm dưới đây.

18038-an-toan-1.jpg

Trẻ đi học ăn quà vặt trước cổng trường là điều không thể tránh khỏi

1. Rửa tay, rửa tay và rửa tay

Đây là nguyên tắc cơ bản mà các mẹ cần dạy cho trẻ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trẻ cần rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh. Ba mẹ nên giải thích để trẻ hiểu vì sao mình cần làm việc này như: để vi khuẩn không chui vào cơ thể, không bị đau bụng, tiêu chảy, phát triển khỏe mạnh…

Để lời giải thích thêm sinh động, dễ hiểu, ba mẹ có thể tìm những video clip trên internet về hình ảnh vi khuẩn, tác hại của chúng để bé nhớ rửa tay thường xuyên hơn.

18039-an-toan-2.jpg

Nhắc nhở trẻ nên rửa tay trước khi ăn

2. Cho trẻ cùng đi siêu thị, tạp hóa, chợ

Mục đích của việc này là để ba mẹ giải thích, hướng dẫn cho trẻ về hạn sử dụng trên bao bì, nhãn mác sản phẩm. Bên cạnh đó ba mẹ sẽ dặn trẻ chỉ mua sản phẩm khi thấy bao bì còn nguyên vẹn, không rách, không bị móp méo. Đối với những sản phẩm tươi như trái cây, ba mẹ hướng dẫn trẻ cách phân biệt trái cây tươi, bị hư…

3. Ăn chín uống sôi

Cần hướng dẫn trẻ nhận biết thực phẩm còn sống, không được ăn như: thịt còn máu đỏ, có màu hồng, cá có mùi tanh sống, rau không được mềm… để tránh ngộ độc, nhiễm khuẩn.

18040-an-toan-4.jpg

Lưu ý trẻ chỉ ăn những thực phẩm đã được nấu chín

4. Nhận diện trái cây bất thường

Ba mẹ nên dạy trẻ khi thấy những loại trái cây có kích thước bất thường, màu sắc quá bắt mắt, có vết bầm đen, dập… thì không nên ăn.

5. Nhận biết thực phẩm không an toàn qua mùi vị

Bên cạnh việc căn cứ vào màu sắc, hình dáng của thực phẩm, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ nhận biết thực phẩm không an toàn qua mùi vị. Chẳng hạn nếu thấy cá, gà, thịt heo, hải sản… có mùi tanh hơn, hôi hay nhạt hơn, mùi vị khác lạ so với ngày thường thì tuyệt đối nên bỏ đi.

Đối với trái cây, nếu có màu vàng/đỏ chín nhưng vị quá ngọt, gắt, nhạt hơn bình thường thì không nên ăn .

18037-an-toan-5.jpg

Dạy trẻ cách nhận diện trái cây không an toàn

6. Không ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hầu hết trẻ thích ăn quà vặt bán trước cổng trường, tuy nhiên các loại thực phẩm này thường không an toàn cho trẻ. Ba mẹ cần dặn dò trẻ không nên ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, lạ.

7. Biết cách lưu trữ, chế biến thực phẩm

Khi đi chợ, siêu thị về, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ cách bảo quản, lưu trữ thực phẩm như thịt, cá, rau, trái cây. Khi chế biến thức ăn, cần rửa sạch dưới vòi nước chảy hay ngâm nước muối loãng.

Đồng thời, ba mẹ nên cho trẻ tham gia vào bếp chế biến thức ăn và hướng dẫn trẻ cách chế biến món ăn an toàn.

18041-an-toan-6.jpg

Cho trẻ cùng vào bếp nấu ăn

Những điều này sẽ giúp trẻ tự chăm sóc, bảo vệ mình khỏi các nguy cơ từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thực phẩm khi không có ba mẹ ở bên.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI