Trữ lượng thực phẩm vừa phải
Bạn nên cân nhắc chỉ mua dự trữ thực phẩm với số lượng vừa phải cho cả nhà.
Một phần do trước đây chợ quán không họp trong những ngày tết nên việc dữ trự thức ăn dường như đã trở thành chuyện phải làm. Hơn nữa, trong những ngày tết bận rộn, mọi người không tiện đi chợ nên việc dự trữ thức ăn là đương nhiên. Tuy vậy, bạn nên cân nhắc chỉ mua dự trữ thực phẩm với số lượng vừa phải cho cả nhà, trong đó phải tính đến số thực phẩm dùng để tiếp đãi khách khứa. Nên nhớ dù thực phẩm tươi ngon đến thế nào nếu được bảo quản chung cùng nhiều dạng thực phẩm khác với số lượng lớn chắc chắn chất lượng sẽ không còn nguyên vẹn như ban đầu. Chưa kể những thực phẩm sống đã bị úng, hỏng có thể lây nhiễm chéo và làm hỏng hết số thực phẩm còn lại. Như vậy, bạn sẽ phí phạm đi một khoản rất lớn.
Không để lẫn các loại thực phẩm với nhau
Với thực phẩm đã nấu chín, cần được cất giữ cẩn thận trong những hộp thực phẩm với từng ngăn khác nhau.
- Không phải thực phẩm nào cũng có thể được bảo quản chung với nhau ở cùng một nơi.
- Với thực phẩm tươi sống, bạn cần bọc kín trong những túi nilon chân không và bảo quản nơi tủ đông để dùng được lâu hơn.
- Với thực phẩm đã nấu chín, cần được cất giữ cẩn thận trong những hộp thực phẩm với từng ngăn khác nhau.
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống, chín cùng một nơi để vi khuẩn không có điều kiện xâm nhập vào thức ăn.
Tránh để rau gần với các loại trái cây vì những loại quả này có thể sản sinh ra khí ethylene và làm rau chóng thối rữa hoặc vàng ố.
- Các loại trái cây và rau củ quả cần được phân loại và bảo quản theo mỗi loại với các phương thức khác nhau. Với rau, bạn nên bọc kín trong bọc nilon và giữ tươi trong tủ lạnh. Lưu ý, tránh để rau gần với các loại trái cây vì những loại quả này có thể sản sinh ra khí ethylene và làm rau chóng thối rữa hoặc vàng ố.
Tận dụng tính năng tủ lạnh đúng cách
Mỗi một ngăn trong tủ lạnh được thiết kế vì những mục đích khác nhau. Bạn nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất để có thể bảo quản thực phẩm tốt nhất. Theo đó, ngăn dưới cùng thông thường được dùng để bảo quản rau. Phía trên ngăn này là khu vực lạnh nhất của ngăn mát, bạn có thể bảo quản thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm đã qua xử lý. Trên cùng, bạn sẽ bảo quản những dạng thực phẩm như sữa, bơ, bánh ngọt…
Để các thực phẩm không nhiễm khuẩn chéo cho nhau, mỗi loại đều cần được xử lý qua thật sạch trước khi đem bảo quản.
Để các thực phẩm không nhiễm khuẩn chéo cho nhau, mỗi loại đều cần được xử lý qua thật sạch trước khi đem bảo quản. Chẳng hạn, bạn có thể cắt bỏ rễ, cuống và làm sạch phần đất bám ngoài. Tuyệt đối không để hoa quả và rau củ còn ướt vào nilon và gói kín vì sẽ làm cho rau củ úng rất nhanh.
Với đồ ăn đã được nấu chín, sau khi nguội hẳn (4 tiếng), bạn hãy cho vào tủ lạnh bảo quản để tránh làm hư tủ lạnh.
Lượng thực phẩm cất giữ lúc này sẽ nhiều hơn mọi ngày nên bạn cần điều chỉnh lại độ lạnh của tủ cho phù hợp.
Tủ lạnh không phải kho chứa lương thực
Dù tủ lạnh giúp bạn bảo quản thực phẩm trong nhiều ngày nhưng điều đó không có nghĩa bạn có thể cho vào đó tất tần tật mọi loại thực phẩm.
Dù tủ lạnh giúp bạn bảo quản thực phẩm trong nhiều ngày nhưng điều đó không có nghĩa bạn có thể cho vào đó tất tần tật mọi loại thực phẩm.
Một số thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh được biết đến như: bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, củ su hào, khoai tây, cà rốt, bí….
Với những nguyên tắc bảo quản thực phẩm trên đây, hy vọng tết này thực phẩm dự trữ nhà bạn sẽ tươi lâu mà không bị úa, úng hay hỏng như trước.
Yeutre.vn