Ăn mặn và những tác hại đối với mẹ bầu

Trong thời gian bầu bí, việc mẹ bầu thay đổi một cách bất thường khẩu vị của mình là chuyện không có gì lạ. Với những mẹ thích ăn mặn thì nên hạn chế bởi nó ảnh hưởng đến cả sức khỏe mẹ và thai nhi.

banner ads

Nguyên nhân mẹ bầu thèm ăn mặn

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu thèm ăn mặn. Đó có thể là do sự thay đổi hormone khiến mẹ bầu trở nên thất thường, cảm thấy nhạt miệng. Hay đó cũng có thể là do cơ thể mẹ tích nước khi mang thai cần bổ sung natri. Hoặc do cơ thể mẹ bầu bị thiếu muối từ trước khi mang thai vì có chế độ ăn nhạt.

Thường nhu cầu về muối của mẹ bầu tăng gấp đôi so với trước khi mang thai. Mức trung bình mẹ bầu cần hấp thu là khoảng 2g-4g muối/ngày.

6226-a1-an-man.jpg

Lượng muối trung bình mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung chỉ từ 2g đến 4g.

Lượng muối này sẽ được bổ sung thông qua khẩu phần ăn vốn đã được tăng lên do nhu cầu của mẹ bầu. Nhưng nếu mẹ bầu trực tiếp bổ sung muối hàng ngày thì sẽ đối mặt với các nguy cơ sau.

Tác hại thừa muối ở mẹ bầu

Lượng muối không được kiểm soát sau khi vào cơ thể mẹ khiến mẹ luôn cảm thấy khát nước. Sự cân bằng điện giải trong cơ thể mất đi khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi.

Mẹ cũng dễ dàng bị các bệnh về đường hô hấp hơn như bệnh viêm họng vì sự ức chế bài tiết nước bọt tạo nên môi trường thuận lợi cho vi trùng gây hại.

Ngoài ra cơ thể mẹ sẽ bị sưng phù lên, có thể bị choáng váng và buồn nôn…

Hơn nữa, lượng muối cao trong cơ thể cũng gây áp lực lên tim khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, bất an.

Nghiêm trọng hơn, việc ăn mặn có thể gây ra chứng huyết áp cao ở mẹ bầu. Huyết áp cao là một trong những tiền đề cho bệnh tiền sản giật nguy hiểm ở thai phụ.

Đối với thai nhi, lượng muối dư thừa trong cơ thể mẹ không chỉ ức chế sự phát triển của trẻ, ngoài ra nó còn có thể khiến cho thận của trẻ bị tổn hại.

Cách khắc phục

Rất khó để mẹ bầu nghiện đồ ăn mặn bỏ ngay thức ăn mặn. Nếu bắt ép thì điều này có thể gây ra phản ứng ngược khiến cơ thể mẹ bầu không muốn tiếp nhận các thực phẩm khác. Vì vậy mẹ bầu cần phải giảm từ từ độ mặn của món ăn xuống trong một khoảng thời gian tương đối.

Mẹ cũng có thể thay cách chế biến các món ăn như các món kho sang các món ăn luộc, hấp để giảm độ mặn nhất định của chúng. Các loại thực phẩm như sữa và trái cây rất tốt cho mẹ bầu tránh đi cảm giác nhạt miệng thèm ăn.

6232-a2-am.jpg

Trái cây tốt cho mẹ bầu để chống lại cảm giác nhạt miệng.

Mẹ cũng nên ăn nhiều rau đi kèm các món mặn để giúp chuyển hóa muối sau khi ăn vào cơ thể.

Mẹ không nên tạo điều kiện để bản thân ăn các món mặn. Do đó mẹ không được tích trữ các thức ăn vặt nhiều muối như mứt, bánh mặn ở gần mình.

Mẹ cũng cần tự ra kỷ luật với mình chỉ ăn một lượng nhất định đồ mặn trong một khoảng thời gian nhất định để đỡ thèm. Tuyệt đối không được “buông thả” bản thân để ăn tùy thích.

Ngoài ra mẹ cũng nên uống nhiều nước. Nhai kỹ và ăn chậm cũng là một cách giúp mẹ bầu cảm nhận được hương vị món ăn.

Thường thì qua quý II của thai kỳ, hiện tượng nghén thèm ăn mặn của mẹ bầu sẽ giảm dần và mất hẳn. Vì vậy mẹ bầu cần phải cố gắng giữ gìn sức khỏe trong thời kỳ đầu này.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI