9 sai lầm phổ biến các bà nội trợ nên sửa ngay khi dùng thớt

Thớt là vật dụng không thể thiếu trong mọi căn bếp nhưng không phải bất kỳ ai cũng đều biết cách sử dụng. Và đây là những sai lầm mà bạn cần sửa ngay khi dùng đến thớt.

banner ads

1. Cắt thịt và rau quả trên cùng một tấm thớt

41279-dung-thot-2.jpg

Cắt thịt và rau quả trên cùng một thớt có nguy cơ lây nhiễm chéo

Muốn tránh lây nhiễm chéo từ các nguồn thực phẩm khác loại, bạn nên dùng thớt riêng đối với thịt gia súc, gia cầm và các loại rau, củ, quả. Bạn có thể chọn hệ thống mã màu trên các loại thớt nhựa để sử dụng đúng công năng của mỗi màu. Chẳng hạn, thớt đỏ dùng cho thịt sống, thớt xanh dùng cho rau và thớt vàng cho trái cây. Nếu bạn thích dùng thớt gỗ, hãy chọn loại có gắn mã màu trên mỗi thớt để tiện sử dụng. Bằng cách dùng thông minh này, bạn sẽ giúp cả nhà tránh được những nguy cơ mang bệnh từ thực phẩm.

2. Bạn đang chặt thực phẩm trên một cái thớt trơn

Nếu thực sự muốn tiết kiệm thời gian và bảo vệ những ngón tay của bạn khi chặt hoặc cắt thực phẩm, trước hết hãy kiểm tra lại độ an toàn của thớt. Tốt nhất, nên mua loại thớt có kèm một chiếc kẹp giữ hoặc nếu không, bạn nên lót dướt tấm thớt một chiếc khăn ẩm gấp đôi hoặc ba để giữ cho thớt không bị trượt trong lúc sơ chế.

3. Dùng kích thước thớt tùy tiện

41280-dung-thot-3.jpg

Hãy chọn những chiếc thớt đủ rộng để khi bạn cắt hoặc chặt, nó sẽ không xảy ra bất cứ trục trặc nào

Một chiếc thớt quá nhỏ có thể là nguyên nhân gây bệnh cho cả nhà. Hãy chọn những chiếc thớt đủ rộng để khi bạn cắt hoặc chặt, nó sẽ không xảy ra bất cứ trục trặc nào. Muốn biết thớt bạn đang dùng có đủ lớn hay không, bạn hãy đặt con dao của bạn theo đường chéo lên trên mặt thớt. Nếu chiều dài của con dao dài hơn thớt, bạn nên chọn loại lớn hơn. Nên nhớ, diện tích bề mặt của thớt luôn lớn hơn vài cm so với chiều dài dao.

4. Cho thớt vào trong máy rửa chén

Dù là thớt gỗ hay thớt nhựa bạn cũng không nên cho nó vào trong máy rửa chén vì khi tiếp xúc với nhiệt và nước trong thời gian dài, nó có thể sẽ bị biến dạng, trở nên cong vênh và nứt gãy. Thay vào đó, bạn có thể chà rửa thớt bằng nước nóng pha chút xà phòng. Nếu muốn đảm bảo thớt sạch khuẩn sau khi dùng để băm hoặc chặt thịt sống, bạn có thể ngâm nó trong dung dịch giấm và nước theo tỷ lệ 1:4 trong khoảng 5 phút trước khi chà rửa theo cách thông thường.

5. Không thoa dầu lên thớt gỗ

41281-dung-thot-4.jpg

Sáp ong giúp ngăn chặn gỗ thấm hút nước

Rửa đi rửa lại nhiều lần sẽ làm thớt gỗ bị khô và nứt. Để khắc phục, thỉnh thoảng bạn hãy dùng một loại dầu thực phẩm gọi là parafin lỏng để thoa đều lên mặt thớt. Cách khác, có thể dùng sáp ong để thay thế cũng sẽ có tác dụng tương tự. Cả hai đều giúp ngăn chặn gỗ thấm hút nước.

6. Chọn kính, đá cẩm thạch, hoặc mặt chất liệu corian để làm thớt

Những chất liệu trên đều không thích hợp để bạn dùng dao với một lực mạnh, nhất là khi chặt hoặc bằm thực phẩm. Ngoài nguy cơ tai nạn ra, chúng cũng không đảm bảo cho độ bền của dao. Vì thế, nếu bạn đang dùng theo những cách này, hãy từ bỏ ngay nhé!

7. Dùng thớt bằng tre

Tre không phải là một chất liệu phù hợp để làm thớt. Nó không đảm bảo cho dao của bạn cắt nhanh như trên một tấm thớt gỗ. Trong trường hợp bạn thích dùng thớt tre vì lý do môi trường, nên đầu tư cho mình một con dao bằng thép để tránh bị lụt.

8. Dùng thớt quá cũ

41278-dung-thot-1.jpg

Sau một thời gian sử dụng nhất định, bạn nên thay thớt

Sau một thời gian sử dụng nhất định, bạn nên thay thớt. Khi thấy trên mặt thớt xuất hiện các rãnh sâu, vết lõm hoặc nổi mốc (với thớt gỗ), tốt nhất nên bỏ chúng đi và thay bằng thớt mới vì lúc này thớt rất khó làm sạch.

9. Bạn không kèm theo các quy tắc máy rửa chén

Trong trường hợp không thể rửa thớt bằng tay, bạn hãy mua thớt với chất liệu composite, được làm bằng vật liệu tự nhiên và tổng hợp. Với những loại thớt này, bạn có thể cho chúng vào máy rửa chén hoặc dùng với những loại dao lớn mà không sợ bị trầy xước vì chúng chịu được lực và nhiệt cao.

Yeutre.vn

Nguồn: CL

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI