1. Tại sao trẻ sơ sinh lại bị nấc ?
1.1. Nấc là hiện tượng gì ?
Nấc hay còn gọi là nấc cụt, chúng xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, thanh môn bị đóng đột ngột và tạo ra âm thanh đặc trưng gọi là nấc. Thường thì nấc sẽ kéo dài khoảng vài phút hoặc vài lần trong một ngày, mọi trẻ sơ sinh đều có thể bị nấc ở bấc cứ thời điểm nào.
1.2. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc
- Người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều có thể bị nấc, tuy nhiên thì trẻ nhỏ hay bị nhiều hơn. Nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ con, kể cả khi còn trong bụng mẹ bé đã bị nấc.
- Trẻ có thể bị nấc nhiều lần trong quá trình ăn, các mẹ hãy yên tâm, cứ tiếp tục cho bé ăn và nấc sẽ tự động hết.
- Nấc ở trẻ sơ sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do đường tiêu hóa, do đường hô hấp, nếu trẻ bị lạnh cũng sẽ dễ bị nấc,...
- Có thể mẹ giữ ấm cho bé không đúng cách, khiến bé bị trào ngược khí và gây nên hiện tượng nấc.
- Khi trẻ vừa khóc xong đã cho ăn hoặc cho bé ăn quá nhanh dễ làm nghẹt thở dẫn đến xuất hiện nấc.
- Cho bé uống sữa quá nhiều hay uống sữa lạnh cũng sẽ gây nên nấc, vì khi uống quá nhiều sữa sẽ bị ngưng tụ lại, không tiêu hóa được, còn khi uống lạnh thì khí bị ngừng trệ khó thông dẫn đến chức năng dạ dày của bé bị suy yếu dần, khí cơ tăng giảm thất thường làm trào ngược khí gây ra nấc.
2. 6 mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà
2.1. Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh tốt nhất là cho bé bú sữa mẹ
Trong tấc cả các giải pháp thì cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ được xem là cách an toàn và hiệu quả nhất cho bé. Nếu trẻ bị nấc do cười đùa nhiều, hay khóc vì quá đói trước khi ăn thì mẹ có thể cho bú sữa mẹ để giúp bé ổn định hơn, không khóc nữa. Khi được bú sữa bé sẽ thư giãn thì các cơ hoành cũng sẽ được thả lỏng, cơn nấc sẽ dịu và mất dần. Ngoài ra với bé trên 6 tháng đã có thể uống nước, mẹ cũng có thể cho con uống nước lọc để làm dịu đi cơn nấc, nhưng phải cho uống từng hớp nhỏ và nhiều lần tránh làm bé sặc.
2.2. Hạn chế cho bé nuốt không khí khi bú
Trong quá trình bú sữa nếu trẻ sơ sinh nuốt quá nhiều không khí làm dạ dày bị mở rộng ra, tình trạng nấc cũng sẽ xuất hiện theo. Khi cho bú, các mẹ hãy quan sát bé, nếu dạ dày có những âm thanh nhỏ lao xao hoặc bị phồng lên thì đó là do trẻ đã nuốt quá nhiều không khí. Hãy tiến hành làm theo cách sau để hạn chế cơn nấc cho bé:
- Nếu bé bú bình thì mẹ hãy điều chỉnh núm vú cho phù hợp, đầu núm quá nhỏ làm bé khó bú lên sữa và nuốt nhiều không khí, còn núm quá lớn thì trẻ bú nhanh, dạ dày cũng đầy nhanh hơn gây áp lực lên cơ hoành gây nên nấc.
- Đối với trường hợp bé đang bú sữa mẹ thì chỉ cần điều chỉnh tư tế bú, mẹ cố gắng cho miệng con ngậm hết ti, với cách này thì bé sẽ ít nuốt không khí bên ngoài hơn.
Đây cũng là một trong những mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh rất tốt được nhiều mẹ áp dụng cho con của mình, các bạn hãy tham khảo nhé.
2.3. Làm cho bé xao nhãng cũng là mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Với cách này bố mẹ chỉ cần thu hút sự chú ý của con bằng các món đồ chơi như: đưa cho bé món đồ chơi ưa thích, núm vú giả hoặc hát cho bé nghe, trò chuyện cùng bé, cho bé xem tranh ảnh màu sắc bé thích,...thì dần dần bé sẽ quên đi cơn nấc không còn nhớ tới nó nữa, các cơn nấc sẽ tự biến mất.
2.4. Massage lưng cho bé để làm giảm cơn nấc
Bé đang trong cơn nấc, các bố mẹ hãy massage nhẹ nhàng lên lưng, cách này giúp cho trẻ thả lỏng cơ thể, các cơ, gân thả lỏng thì cơ hoành cũng sẽ được thả lỏng và thư giãn. Trước tiên cho trẻ ngồi thẳng lưng và dùng tay massage nhẹ nhàng theo hướng thẳng đứng từ dưới lên trên vai trong vài phút, cơn nấc sẽ giảm dần.
2.5. Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh bằng cách gãi lên môi và tai bé
Dùng ngón tay gãi nhẹ lên phần mang tai hoặc lên môi trên, các mẹ hãy vừa gãi vừa đếm số dần từ 50 trở xuống, cơn nấc của bé sẽ được đẩy lùi hiệu quả và nhanh chóng. Đây cũng được xem là cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả nhất.
2.6. Làm cho bé khóc cũng là cách chữa nấc hiệu quả
Làm cho bé khóc cũng là mẹo chữa nấc cho trẻ nhỏ rất hiệu quả. Nghe thì có vẻ nhiều mẹ sẽ cảm thấy lạ nhưng cách này chữa nấc rất tốt đấy. Vì nếu trẻ khóc ngay khi bị nấc dây thần kinh thực quản sẽ bị giãn ra, giúp giảm cơn co thắt ở cơ hoành nên chứng nấc cũng sẽ biến mất.
3. Làm cách nào để mẹ hạn chế các cơn nấc cho bé
Ngoài việc sử dụng các biện pháp dân gian để chữa nấc cụt cho bé thì các bậc phụ huynh cũng có thể ngăn ngừa bệnh nấc ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị nấc có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau và bố mẹ đôi khi không biết rõ được bé bị nấc là do đâu nên để ngăn ngừa nấc hoàn toàn là rất khó. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những cách để chúng ta hạn chế cơn nấc thông thường cho trẻ qua những việc đơn giản như:
- Luôn giữ không khí trong phòng được ổn định, tránh gió lạnh thổi vào bé.
- Khi cho ăn phải đảm bảo bé không khóc, vì khi khóc nhiều trẻ cũng sẽ nuốt nhiều không khí dễ gây nên tình trạng bị nấc.
- Nếu bé bú bình thì trong quá trình bú, cứ khoảng từ 2 đến 3 phút các mẹ nên cho bé ợ hơi để tránh bé bị nấc. Bố mẹ nên dùng bình sữa có van chống đầy hơi và chống sặc để làm bình bú cho con.
- Còn nếu trẻ bú sữa mẹ thì cũng giống như bú bình khoảng từ 2 đến 3 phút thì cho bé ợ hơi, sau khi cho ợ hơi xong thì hãy chuyển sang vú khác và cố gắng cho bé ngậm quầng vú.
- Mỗi lần bú nên cho bé bú với số lượng ít hơn, nhưng phải tăng số lần bú lên để vẫn đảm bảo lượng thức ăn được cung cấp đầy đủ cho bé.
- Sau mỗi lần bé vừa mới bú xong, không cho bé hoạt động mạnh, chẳng hạn như cho bé chơi các trò chơi phải vận động nhiều.
- Sau mỗi cữ bú, bé đã ăn no thì hãy bế trẻ để đầu cao khoảng 10 phút.
- Không nên cho bé ăn khi bé quá đói, không cho bé ăn quá nhanh và quá no.
Với 6 mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh vô cùng đơn giản và hiệu quả dễ thực hiện mà Chuyên mục Các bệnh thường gặp của Yeutre.vn đã chia sẻ ở trên, hẳn sẽ giúp cho các mẹ phần nào nhanh chóng đẩy lùi cơn nấc, giúp trẻ không bị khó chịu. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng những cách trên mà chứng nấc của bé vẫn không khỏi, có các dấu hiệu nặng thì cần phải đưa con đi thăm khám kịp thời, nhằm đảm bảo sức khỏe cho bé tốt nhất. Chúc các bé yêu luôn bình an và khỏe mạnh nhé.
Diễm Diễm tổng hợp