6 "liều thuốc" đặc trị chứng hỗn hào ở trẻ

(Yeutre.vn) Khi thấy trẻ hỗn hào với người lớn như người giúp việc, hàng xóm, bạn bè của ba mẹ, ông bà… thay vì xấu hổ nín bặt hay giáng cho con vài roi thật đau, ba mẹ nên tìm cách nhắc nhở con biết lễ phép với người khác.

banner ads

Không phải mọi trẻ hỗn hào đều xấu tính mà có thể do trẻ chưa ý thức hết lời nói của mình hoặc chưa được ba mẹ uốn nắn, nhắc nhở phù hợp. Những lưu ý sau sẽ rất bổ ích cho những ba mẹ khi thấy con mình hỗn hào với người lớn:

3960-tre-hon-1.jpg

Không nên dùng đòn roi để đánh khia trẻ hỗn với người lớn.

1. Cùng con xin lỗi

Ngay khi thấy con hỗn với người lớn, ba mẹ nên mạnh dạn đứng ra cùng con xin lỗi. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, người bị trẻ hỗn hào không chờ đợi ba mẹ trẻ phải đứng ra xin lỗi, nhưng ba mẹ cần biết đây chỉ là cái cớ để mình giáo dục, uốn nắn con, cho con biết việc con nói hỗn với người lớn là xấu và không được làm. Lời xin lỗi của con sẽ giúp con tự ý thức, nhìn nhận lại việc làm của mình.

banner ads

2. Nói cho con biết cảm giác của mình

Nếu ba mẹ tỏ ra giận dữ, quát mắng con thì sẽ như đổ thêm dầu vào lửa, chưa kể cũng không giáo dục con được điều gì. Do vậy, ba mẹ hãy giữ bình tĩnh và nói cho con biết cảm giác của mình. Ba mẹ có thể gọi trẻ đến trước mặt, yêu cầu con nhìn vào mắt mình, giải thích cho con hiểu những lời nói vừa rồi của con sẽ gây tổn thương cho người khác và cho chính ba mẹ, ba mẹ cảm thấy rất buồn và con không được nói như thế nữa.

3. Dạy con cách diễn đạt phù hợp

Trẻ có quyền không đồng ý với người lớn, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa trẻ được phép ăn nói xấc xược với người lớn hơn mình. Rất có thể trẻ chưa biết cách diễn đạt ý mình một cách hợp lý, khéo léo nên mới vậy. Do đó, ba mẹ cần giúp con học cách trình bày ý kiến của mình bằng thái độ bình tĩnh, chừng mực. Chẳng hạn, thay vì nói hỗn với người lớn, trẻ có thể nói: “Con không muốn điều đó, cô/chú/ông/bà đừng như vậy với con nữa”…

4. Phạt khi cần

Ba mẹ có thể dùng đến biện pháp mạnh hơn khi con hỗn hào với người lớn, đặc biệt khi trẻ thường xuyên lặp lại việc đáng xấu hổ này. Ba mẹ nên nói với con một cách cương quyết và rõ ràng là ba mẹ không chấp nhận thái độ hỗn hào đó của con và có thể phạt con bằng cách cho con chọn lựa, chẳng hạn: “Ba mẹ sẽ phạt đánh roi con hoặc sẽ bắt con quỳ 30 phút, con chọn cái nào?”. Tuy vậy, ba mẹ cũng không nê quá khắt khe, nếu không trẻ sẽ “thù dai”. Lời lẽ đe dọa chỉ làm cho trẻ thêm bướng bỉnh, lì lợm.

5. Không chủ quan các nguồn xấu

Trẻ hỗn hào có thể bắt chước từ xung quanh, bạn bè cùng trang lứa, các chương trình tivi, người lớn… Do vậy, khi thấy đâu đó có cảnh phản ứng xấu của người này đối với người kia, ba mẹ cần nói cho trẻ biết đó là tính xấu và con không được học theo. Thậm chí cũng nên hạn chế con tiếp xúc với những “nguồn xấu” này.

6044-day-con-ngoan.jpg

Ba mẹ nên rèn cho con tính ngoan ngoãn, lễ phép khi còn nhỏ.

6. Dạy con lễ phép

Không bao giờ là quá sớm để ba mẹ rèn tính lễ phép, chừng mực của con đối với người khác. Dạy con những từ ngữ quan trọng như: “Xin lỗi”, “Cảm ơn” và giúp con biết ứng dụng vào các tình huống thực tế khi giao tiếp. Khi con lớn hơn chút nữa, ba mẹ có thể dạy con sự lễ phép khi người lớn nói chuyện với mình, khi con nghe điện thoại... Trẻ không thể tự dưng biết cư xử phải phép, mà điều đó cần phải được rèn dũa qua thời gian từ khi con còn bé.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI