1. Con không muốn ăn thì thôi nhé
Nếu trẻ không muốn ăn mẹ cũng không ép
Ép con ăn là thói quen của rất nhiều cha mẹ Việt. Điều này cũng xuất phát từ tình yêu thương của cha mẹ vì luôn lo lắng con thiếu chất, không no. Tuy nhiên, hành động ép con ăn lại vô tình khiến trẻ sợ hãi cha mẹ, sợ việc ăn uống.
Cha mẹ cần biết rằng, dưới 1 tuổi, trẻ có thể tự điều chỉnh cân nặng của mình nên nhu cầu ăn không cao. Có thời điểm trẻ sẽ ăn ít và tăng cân chậm hoặc không tăng cân. Điều này hoàn toàn bình thường vì con đang tự điều chỉnh cân nặng của mình.
Do đó, nếu trẻ không muốn ăn, mẹ hãy nhẹ nhàng nói với con rằng, nếu con không muốn ăn thì thôi nhé. Câu nói này giống như cầu thần chú khiến trẻ vui sướng vô cùng, nó vừa giảm gánh nặng cho mẹ và giảm áp lực, sợ hãi cho trẻ.
2. Cha mẹ luôn yêu con
Cha mẹ thể hiện tình cảm với con thì dĩ nhiên, con cái cũng sẽ học cách thể hiện tình cảm lại. Câu nói cha mẹ yêu luôn yêu con tuy đơn giản, nhưng không phải cha mẹ nào cũng thường xuyên nói. Đặc biệt khi trẻ lớn lên, câu nói tình cảm đó dường như quá xa xỉ.
Vì vậy, bất kỳ lúc nào có thể, cha mẹ đừng quên nói rằng mình rất yêu con. Hãy cho con biết điều đó để mỗi ngày, mẹ và cha cũng nhận được những lời ngọt ngào đó từ con.
3. Theo con chúng ta nên làm gì?
Tạo cơ hội để trẻ tự đưa ra cách giải quyết công việc
Khi trẻ muốn làm điều gì đó, thay vì làm giúp trẻ cha mẹ hãy gợi ý cho trẻ nên làm gì là tốt nhất. Trẻ cần có chính kiến riêng và cách làm riêng của mình. Trải nghiệm trong công việc sẽ giúp trẻ sáng tạo hơn so với việc cha mẹ chỉ tay làm việc. Đồng thời, câu nói này cũng thể hiện sự tôn trọng của cha mẹ với trẻ và giúp trẻ độc lập và có trách nhiệm hơn với công việc của mình.
4. Hãy nói "Mẹ không biết, con thử nghĩ xem"
Sử dụng ngôn từ mẹ không biết, con thử đoán xem một cách nhẹ nhàng tình cảm sẽ giúp trẻ có thể học được cách tự khám phá, sáng tạo và tìm tòi. Ví dụ, trẻ hỏi, mẹ ơi vì sao có mặt trời, hãy nói mẹ không biết, con thử nghĩ xem. Tiếp tục gợi ý cho trẻ những câu hỏi thắc mắc sau đó, khuyến khích trẻ đọc sách, tìm hiểu thay vì cha mẹ trở thành cỗ máy trả lời cho trẻ.
5. Vì sao con cảm thấy buồn?
Cha mẹ ít quan tâm tới cảm xúc của trẻ, vì vậy thường bỏ qua những lúc trẻ mệt mỏi, buồn chán. Hãy nói vì sao con cảm thấy buồn hoặc con có mệt không để trẻ được an ủi, sẵn sàng dãi bày cho cha mẹ hiểu.
Làm cha mẹ không đơn giản là dạy trẻ mà còn phải đồng hành cùng trẻ để trẻ luôn cảm thấy vui vẻ với cha mẹ, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống với cha mẹ.
6. Mẹ cảm ơn/xin lỗi con
Đừng vì là người lớn mà không bao giờ nói cảm ơn/ xin lỗi trẻ. Lời cảm ơn/ xin lỗi được nói ra từ cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và yêu thương cha mẹ hơn. Ngoài ra, chính điều này cũng giúp con học cách cảm ơn/ xin lỗi một cách nhanh và chân thành nhất.
Yeutre.vn (Tổng hợp)