Nguyên nhân béo phì
- Nạp quá nhiều chất vào cơ thể nên những năng lượng dư thừa sẽ được chuyển thành chất béo.
- Không vận động, lười tập thể dục khiến chất béo tích trữ càng nhiều dẫn đến tăng cân ở trẻ.
- Trao đổi chất kém: Trẻ béo phì có thể sử dụng ít năng lượng hơn khi chúng nghỉ ngơi so với những trẻ không béo phì.
- Gia đình có người bị béo phì cũng là nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ béo phì cao. Thậm chí, mẹ không bị béo phì nhưng vẫn có gen béo phì từ gia đình và đứa trẻ khi sinh ra cũng bị ảnh hưởng phần nào.
Gia đình có người béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây nên béo phì ở trẻ .
- Tâm trạng: Trầm cảm, cáu giận, lo âu và căng thẳng là các vấn đề tâm lý có thể khiến trẻ ăn nhiều hơn và tập thể dục ít hơn.
- Mất cân bằng hormone: Suy tuyến giáp có thể dẫn đến tăng cân và khó giảm cân ở trẻ.
Làm sao biết trẻ bị béo phì?
Bằng cảm quan bạn cũng có thể nhận biết con mình có bị béo phì hay không. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán một cách khoa học. Các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của con bạn, tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, thói quen tập thể dục hoặc cũng có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề về hormone.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra chiều cao và cân nặng của trẻ so với biểu đồ tăng trưởng chuẩn. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của con bạn, thừa hay thiếu cân. Nếu kết quả là béo phì, bác sĩ sẽ cho bạn biết trẻ có thể gặp phải nguy cơ gì đối với sức khỏe đồng thời đưa ra lời khuyên bổ ích cho việc giảm cân của con bạn.
Ba mẹ nên xử lý tốt
1. Chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ
Quá trình giảm cân chỉ thực sự hiệu quả khi trẻ được chuẩn bị tâm lý tốt thay vì bị áp lực từ cha mẹ, điều này chỉ khiến trẻ mặc cảm với ngoại hình của mình, tìm cách chống đối, căng thẳng và thiếu tự tin, ăn nhiều hơn để giảm áp lực và việc giảm cân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Vì vậy, cha mẹ hãy đồng hành cùng con, động viên trẻ để trẻ luôn vui vẻ với vấn đề này và hợp tác một cách tích cực.
2. Kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ
Trong thực đơn của trẻ béo phì nên hạn chế tinh bột, chất đạm và thay vào đó nhiều rau xanh, trái cây
Khi phát hiện trẻ bị thừa cân hãy lập tức kiểm tra lại thực đơn, chế độ dinh dưỡng hàng ngày mà bạn chăm sóc trẻ đã đảm bảo và cân bằng chưa? Nếu thực đơn quá nhiều đạm, tinh bột hãy hạn chế bớt và bổ sung cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây... để tránh trẻ không hấp thụ năng lượng thừa vào cơ thể và trở nên béo sau một thời gian.
Trước hết, cha mẹ cần phải cân bằng lại chất dinh dưỡng hàng ngày, kết hợp các loại thực phẩm với nhau một cách cân đối, thêm nhiều trái cây, rau xanh vào mỗi bữa ăn thay vì đồ ăn nhanh hoặc giàu đạm, đường. Hãy khuyến khích bé uống thật nhiều nước lọc và hạn chế sử dụng các đồ uống ngọt, bánh kẹo, đồ chiên dầu – thủ phạm khiến bé tăng cân chóng mặt.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chất dinh dưỡng trong bữa ăn của bé thì nên nhờ các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để đạt được hiệu quả khoa học và tốt nhất.
3. Thay đổi thói quen sống của gia đình
Những thói quen có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé như cha mẹ thường xuyên vừa ăn vừa xem tivi, ăn nhiều thức ăn có chứa dầu mỡ, chất đạm, thức ăn nhanh, đóng hộp, ăn nhanh,… Nếu cha mẹ muốn trẻ giảm cân hiệu quả và khoa học thì phải cùng bé tập những thói quen mới, lành mạnh, tốt cho việc giảm cân của trẻ như hạn chế đồ chiên xào, không ăn đồ đóng hộp, đồ ngọt, ăn nhiều rau củ quả và hướng dẫn trẻ ăn chậm nhai kỹ để no lâu và tiêu hóa tốt.
4. Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn
Vận động là một trong những phương pháp tuyệt vời giúp trẻ đốt cháy lượng calo dư thừa trong cơ thể và giảm cân hiệu quả. Cha mẹ nên động viên và khuyến khích trẻ tập thể dục, chạy nhảy hơn là ngồi xem tivi hoặc chơi điện tử.
Trẻ vận động nhiều sẽ ít có nguy cơ bị béo phì.
Để bé thích việc vận động, cha mẹ nên tham gia cùng bé tập buổi sáng hoặc chiều, phân công việc nhà để bé hạn chế thời gian ngồi chơi giúp bé linh hoạt và khỏe mạnh hơn.
Yeutre.vn