4 loại khói độc hại mẹ bầu nên tránh tiếp xúc trong thai kỳ

Một số chất khi đốt cháy sẽ sinh ra khói rất độc hại cho mẹ bầu. Vì vậy mẹ cần tránh xa chúng trong khả năng có thể để giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an toàn cho thai nhi.

banner ads

Dưới đây là nhóm các loại khói mẹ bầu nên ít tiếp xúc thì càng tốt:

Khói nhang

Thờ cúng tổ tiên hay theo tôn giáo khiến mẹ bầu khó có thể không tiếp xúc loại hương khói này trong gia đình.

17640-1.jpg
Mẹ bầu nên tránh xa khói nhang.

Thế nhưng khói nhang có thể gây ra bệnh viêm thanh quản, ung thư đường khí hay chứng bệnh trầm cảm ở mẹ bầu. Các hoạt chất butadiene và benzene được tìm thấy trong khói nhang, dù với thành phần rất ít đây là hai chất có thể gây tổn thương đến da, mắt, hệ thần kinh, hệ hô hấp, ung thư máu, ung thư bạch huyết....

banner ads

Do đó, mẹ bầu nên hạn chế đi đến các nơi chùa chiền nhiều nhang khói. Trong gia đình nếu thờ cúng thì cũng nên đốt ít nhang mỗi lần. Mẹ không nên trèo thắp nhang, có thể bị té ngã.

Phòng thờ nên mở cửa sổ thông thoáng, sử dụng các loại nhang có mùi dễ chịu, ít khói và có thành phần thiên nhiên như mùn cưa hay trầm. Tuyệt đối không sử dụng nhang thơm vì nó chứa nhiều hóa chất độc hại gây ung thư.

Khói xe

Trong môi trường đô thị, khói xe có lưu lượng rất lớn, nhất là trên các trục lộ giao thông. Mẹ bầu khó có thể tránh khỏi làn khói này khi di chuyển đi làm hay đi mua sắm, vui chơi...

17637-12.jpg
Khói xe có chứa nhiều chất độc hại.

Trong khói xe không chỉ có thành các loại khí độc hại như CO2, Co, hydrocarbons đa vòng... mà nó còn lẫn nhiều kim loại nặng độc hại như chì còn sót lại sau khi đốt cháy xăng.

Tác động của các chất này lên thai nhi nếu nhiều có thể gây ra biến dạng ADN, khiến các bé bị dị tật bẩm sinh. Ngoài ra mùi khó chịu và thành phần bất lợi của khói xe cũng khiến mẹ gặp các vấn đề về hô hấp.

Vì vậy, hạn chế đi ra ngoài nếu mẹ không có việc quan trọng là cách giúp mẹ ít tiếp xúc với khói xe. Mẹ nên mang khẩu trang dày khi đi xe. Mẹ cũng có thể sử dụng xe bus để bảo vệ mình hay lựa chọn lưu thông vào các giờ thấp điểm để tránh kẹt trong một đám khói bụi nhé.

Khí than tổ ong

Khí than tổ ong còn được biết đến dưới dạng khói khi mẹ đun nấu bằng than tổ ong.

17638-13.jpg
Nên đặt bếp than ở nơi thông thoáng để tản khói nếu phải sử dụng.

Thành phần của chúng chứa rất nhiều loại khí độc hại như SO2, CO, CO2, NO2. Các khí này khi hít phải có thể gây khó thở, viêm phổi, tê liệt hệ thần kinh, ngăn cản sự tuần hoàn của máu... Nhiều trường hợp ngộ độc khí than tổ ong đã dẫn đến tử vong. Với thai nhi thì nó cũng gia tăng những biến chứng.

Vì vậy, nếu có thể mẹ nên chuyển đổi hình thức đun nấu sang dùng bếp củi, bếp điện hay bếp ga. Nếu không thể chuyển đổi được thì mẹ nên hạn chế xuống bếp. Ngoài ra, nhà bếp phải được thiết kế thông thoáng, có cửa sổ để làm tán bớt lượng khí than tổ ong được hình thành khi đun nấu.

Khói thuốc lá

Dù mẹ không hút thuốc nhưng với việc hít khói thuốc một cách thụ động cũng khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng một cách trầm trọng theo chiều hướng tiêu cực.

17639-14.jpg
Nếu mẹ nghiện thuốc hãy cai trước khi muốn có con.

Trong thuốc lá có hàng trăm chất gây hại cho sức khỏe và có đến 70 chất gây ung thư. Chúng gây ra các bệnh cho hệ hô hấp, tim mạch và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Nhiều mẹ hút thuốc lá dễ bị sẩy thai hay sinh non.

Do vậy, tránh xa môi trường có khói thuốc lá là việc mẹ nên làm. Nếu mẹ nghiện thuốc lá thì hãy cai nghiện trước khi mẹ quyết định sẽ mang thai và sinh con.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI