4 cách dạy trẻ 2 tuổi tập trung bố mẹ nên áp dụng ngay

Dạy trẻ 2 tuổi tập trung có lẽ là việc các cha mẹ hoặc người lớn cho là quá sớm đối với trẻ. Bố mẹ nên lưu ý rằng, đây là độ tuổi trẻ rất tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Đối với trẻ ở độ tuổi lên 2 thì mọi thứ quá thú vị khiến trẻ không thể ngồi yên lâu hoặc chỉ gắn với một hoạt động duy nhất.

banner ads

Trẻ 2 tuổi không thể ngồi yên được lâu
Trẻ 2 tuổi không thể ngồi yên được lâu. Ảnh Internet

Nếu có con ở độ tuổi lên 2, khi quan sát, bạn có thể thấy con phút trước đang chơi đồ chơi, nhưng phút sau đã đi đến lục lọi tủ sách, sau đó không lâu lại đang ngồi chơi lego hoặc đùa với chú mèo trong nhà. Tuy trẻ luôn thay đổi hoạt động của mình nhưng không có nghĩa là con không học cách chú ý. Vậy làm thế nào để dạy con khả năng tập trung, chúng ta hãy cùng tham khảo một số chiến lược sau nhé.

Trẻ đuổi theo bóng
Trẻ 2 tuổi thay đổi hoạt động của mình luôn "xoành xoạch". Ảnh Internet

1. Hãy hạn chế những nguyên nhân gây nhiễu cho trẻ

Người lớn thường có khả năng tập trung tốt hơn trong môi trường nhiều tiếng ồn hoặc nhiều yếu tố gây phân tâm, nhưng trẻ nhỏ thì không như vậy, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi lên 2. Ví dụ, bạn có thể không để ý đến tiếng chó sủa trong sân nhà hàng xóm nhưng con bạn lại nghe rất rõ. Vì, nhiều trẻ mới biết đi có xu hướng thấy âm thanh lớn hơn, kết cấu lộn xộn hơn và mùi vị mạnh hơn so với người lớn.

Mặc dù dần dà, trẻ sẽ học được cách bỏ qua những thứ gây phiền nhiễu, nhưng bạn vẫn nên cố gắng giảm thiểu chúng ngay từ bây giờ - ngay khi con đang ở độ tuổi lên 2 này.

Thay vì để một đống đồ chơi hấp dẫn trong phòng khách, bạn hãy cho trẻ chọn chỉ một món và mang đến chơi ở khu vực khác. Ngoài ra, bạn hãy tắt ti vi, giảm âm lượng của âm nhạc (nếu có). Bạn cũng nên mở loại nhạc nhẹ nhàng êm dịu hơn là những loại có giai điệu quá mạnh. Vì trẻ sẽ chú ý hơn cũng như chơi một cách tập trung hơn trong khung cảnh yên tĩnh.

Trẻ chơi cùng bố
Trẻ 2 tuổi dễ tập trung hơn trong môi trường yên tĩnh. Ảnh Internet

2. Hãy quan tâm đến hoạt động của trẻ

Thay vì bạn suy nghĩ về việc trẻ dành bao lâu để thực hiện một hoạt động nào đó, hãy xem xét mức độ quan tâm của trẻ đến hoạt động đó và kích thích hay khuyến khích con dành nhiều thời gian hơn cho nó.

Nếu trẻ bỏ dở trò chơi phân loại hình khối sau khi bỏ được chỉ 2 khối vào hộp, bạn hãy cổ vũ để trẻ bỏ thêm 1 khối nữa vào hộp. Vì việc hoàn thành toàn bộ các khối hình 1 lần là thử thách không nhỏ đối với trẻ ở độ tuổi tập đi, nên bạn hãy khuyến khích xem trẻ có thể hoàn thành vài khối trong 1 lần chơi hay không. Việc này sẽ thúc đẩy kéo dài thời gian tập trung cũng như chịu đựng sự thất vọng của trẻ.

Việc theo dõi và khuyến khích trẻ không những giúp trẻ chú ý vào hoạt động của mình hơn mà còn thể hiện sự quan tâm của bạn, từ đó sẽ truyền cảm hứng cho trẻ tiếp tục trò chơi của mình được lâu hơn.

Trẻ chơi bóng
Khuyến khích trẻ chú ý vào hoạt động của mình hơn. Ảnh Internet

3. Hãy giúp trẻ xác định lại trọng tâm của hoạt động

Trẻ độ tuổi lên 2 của bạn có thể có thói quen đi lại và khám phá xung quanh trong khi bạn đọc sách cho con nghe , điều đó không có nghĩa là trẻ không nghe bạn đọc.

Điều thú vị là một số trẻ nhỏ lại tập trung nhất khi chúng di chuyển tới lui trong phòng hoặc trong một khu vực nhỏ. Nếu bạn không tin, hãy thử đặt sách xuống và hỏi trẻ một câu hỏi liên quan đến quyển sách bạn đang đọc, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì trẻ trả lời đúng đấy.

Nếu cách hỏi trên không có tác dụng, bạn hãy thực hiện cách khác giúp trẻ tập trung vào “chuyên môn” hơn, đó là cách tiếp cận với nhiều sự tương tác hơn. Ví dụ, khi bạn kể một câu chuyện về con ếch, hãy đề nghị trẻ nhảy giống ếch; hoặc khi bạn kể chuyện về công chúa, hãy hỏi xem trẻ có xoay vòng được giống công chúa hay không.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ cầm một quả bóng nhỏ và mềm để trẻ giữ và bóp nó khi ngồi nghe một câu chuyện hay ngồi để theo dõi một hoạt động gì đó. Cách này sẽ làm dịu trẻ và giúp con bình tĩnh hơn.

Mẹ đọc truyện cho bé
Nếu bạn đọc truyện về công chúa cho trẻ nghe, hãy hỏi trẻ xoay vòng giống công chúa được không, đây là cách giúp trẻ tập trung vào câu chuyện bạn đọc cho bé. Ảnh Internet

4. Hãy chơi theo sở thích của trẻ

Nếu trẻ không bao giờ đến gần bộ đồ chơi đồ hàng hay cây đàn piano, đừng thúc ép trẻ. Thay vào đó, hãy giúp trẻ kết nối sâu sắc hơn với món đồ chơi hoặc trò chơi mà trẻ thích. Ví dụ nếu trẻ thích trò chơi đường rày xe lửa hãy cho trẻ trải nghiệm xe lửa thật, hoặc mua những loại sách ảnh và chỉ cho trẻ xem những loại xe đó hoạt động như thế nào.

Việc làm trẻ hiểu tường tận hơn về một hoạt động hay đồ vật nào đó bằng kiến thức thực tế sẽ giúp trẻ nhìn nhận những món đồ chơi của mình một cách tươi mới hơn và tăng khả năng tập trung cho trẻ .

Bạn cũng có thể kết hợp các trò chơi khuyến khích sự quan sát của trẻ vào những hoạt động hàng ngày của bạn. Ví dụ trong khi lái xe, bạn chơi trò “Tôi làm điệp viên” hoặc nghĩ ra một bài hát về những việc sẽ làm trong buổi sáng (như: Đầu tiên chúng tôi đến lớp học bơi, sau đó chúng tôi đi đổ xăng…).

Khi bạn xếp hàng tại bưu điện, hãy đố trẻ phát hiện ra những người đeo kính hoặc cầm điện thoại. Tại cửa hàng tạp hóa, hãy để trẻ đi tìm những loại rau củ hoặc trái cây với màu sắc cụ thể. Những bài thực hành nãy sẽ giúp trẻ lên 2 của bạn nhận ra rằng xung quanh mình có rất nhiều thứ đáng chú ý. Đồng thời, quá trình quan sát và tìm kiếm mục tiêu sẽ giúp nâng cao mức độ tập trung của trẻ lên rất nhiều.

Trẻ chơi xếp hình
Hãy giúp trẻ kết nối sâu sắc hơn với món đồ chơi trẻ thích. Ảnh Internet

Qua 4 chiến lược trên, bạn có thể thấy việc dạy trẻ 2 tuổi tập trung không phải là sớm hay quá khó vì bạn có thể kết hợp với các hoạt động thường ngày. Dù cũng như nói chuyện và đi lại, tốc độ phát triển về sự tập trung ở mỗi trẻ cũng khác nhau. Tuy vậy, vẫn có lý do chính đáng để bạn dạy trẻ. Nếu trẻ có thể tập trung đủ lâu để hoàn thành một khối xếp lego hay nghe trọn vẹn một cuốn sách, con cũng có thể kiên nhẫn vượt qua thời gian chờ đợi ở nhà hàng, quầy tính tiền ở siêu thị, nhà sách hay văn phòng bác sỹ. Khi đó, bạn sẽ thấy thật đáng công vì đã dạy trẻ tập trung như thế nào.

Theo Parents.com

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI