20 điều các cặp vợ chồng nên làm khi muốn có em bé

Bạn đã bắt đầu nghĩ đến chuyện có em bé? Chúc mừng bạn! Nhưng liệu vợ chồng bạn đã biết mình sẽ phải làm gì để có được một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ và thêm tự tin khi bước vào thai kỳ không? Xem bật mí dưới đây nhé!

banner ads

1. Có ít nhất một cuộc nói chuyện về việc nuôi dạy con cái

37780-20-dieu-nen-lam-truoc-khi-co-thai-1.jpg

Bạn phải được “đả thông” tư tưởng về chuyện nuôi và dạy con cái trước khi muốn làm mẹ

Hầu hết các chuyên gia và những bà mẹ có kinh nghiệm đều đồng ý rằng điều quan trọng nhất trước khi muốn lên chức bố/mẹ là bạn phải được “đả thông” tư tưởng về chuyện nuôi và dạy con cái. Bạn phải bắt đầu biết đến những “thuật ngữ” liên quan như: mất ngủ, cắt bao quy đầu, nôn trớ, ăn dặm, đưa bé đến trường… Đặc biệt, bạn nên biết về những điều cần ưu tiên, những mong đợi của chính bạn và cả những điều sẽ khiến bạn sợ hãi khi bước vào vai trò mới.

2. Ngưng thuốc ngừa thai

Ngưng dùng thuốc ngừa thai trước khoảng 3 tháng khi bạn đã lên kế hoạch mang thai. Điều này sẽ giúp điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên của bạn. Nó sẽ giúp bạn xác định được thời điểm rụng trứng của mình để bắt lấy cơ hội tốt nhất.

Ngoài ra, sau khi ngừng thuốc tránh thai, bạn có thể cần thêm một thời gian để cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể. Nếu bạn vẫn khó đậu thai sau 3 tháng, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

3. Cắt giảm bớt tiệc tùng

Bạn có thể không biết mình đã mang thai. Chính vì vậy, nếu uống rượu và hút thuốc trong lúc bạn đã có mang thì điều này rất nguy hại cho thai nhi. Chưa kể, cả hai chất kích thích này đều là những tác nhân khiến chất lượng trứng và tinh trùng giảm sút, các nguy cơ dị tật bẩm sinh, sẩy thai, sinh non, và các biến chứng khác thai kỳ. Vậy nên, cách tốt nhất, bạn nên hạn chế đến các bữa tiệc vì đó là nơi bạn khó lòng từ chối một vài ly rượu và ít điếu thuốc xã giao.

4. Hạn chế cafein

37781-20-dieu-nen-lam-truoc-khi-co-thai-2.jpg

Nếu không muốn có bất kỳ biến chứng nào trong thai kỳ cũng như muốn phục hồi nhanh sau sinh, bạn nên cai nghiện cafein ngay từ bây giờ

Nếu không muốn có bất kỳ biến chứng nào trong thai kỳ cũng như muốn phục hồi nhanh sau sinh, bạn nên cai nghiện cafein ngay từ bây giờ. Nếu không thể từ bỏ ngay, mỗi ngày bạn có thể uống một tách nhỏ tương đương 100mg. Tuy nhiên, số ít các bác sĩ lại khuyên bạn nên bỏ hoàn toàn nhất là khi bạn đã bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ nhất. Tất nhiên, bạn cũng đừng quên loại bỏ những thức uống có chứa caffeine khác như soda, trà, nước tăng lực, và thậm chí là thuốc.

5. Điều chỉnh cân nặng

Nếu có thể cắt giảm vài ký so thân hình thừa cân của mình thì bạn nên làm ngay. Cùng với việc cắt giảm thực phẩm, bạn nên tăng cường luyện tập. Cho dù mỗi ngày bạn chỉ dành ra khoảng 10 phút để vận động nhưng hãy duy trì nó đều đặn. Điều này cũng sẽ rất tốt cho bạn để sẵn sàng tập luyện phục hồi sau sinh. Còn nếu bạn đang thiếu cân, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn dinh dưỡng. Chỉ số khối cơ thể (BMI) phù hợp để bạn bước vào thai kỳ là từ 19 đến 24.

6. Đi xem phim

Hãy cố gắng xem càng nhiều bộ phim bạn yêu thích vì sau khi có em bé, bạn sẽ thấy thời gian ở yên một chỗ và làm điều gì đó cho riêng mình sẽ thật xa xỉ. Ngoài ra, trong thai kỳ, bạn sẽ phải đi tiểu liên tục và sự thay đổi này sẽ làm bạn cảm thấy mất hứng.

7. Có nguồn dự trữ

37782-20-dieu-nen-lam-truoc-khi-co-thai-3.jpg

Bạn cần có cho mình một quỹ riêng để dùng khi cần thiết

Bạn sẽ phải bắt đầu lên danh sách cho rất nhiều khoản chi từ sữa, thuốc bổ, thức ăn dinh dưỡng, khám thai định kỳ... Chưa kể, có những lúc bạn sẽ phải chi ra những khoản tốn kém hơn cho cuộc sống. Chính vì vậy, bạn cần có cho mình một quỹ riêng để dùng khi cần thiết. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy bớt áp lực và căng thẳng hơn khi bước vào thai kỳ nếu biết chắc mình có được một khoản dự trù.

8. Bổ sung dinh dưỡng

Dù bạn là ai, nếu muốn có con trong 3-6 tháng tới nên bắt đầu uống vitamin tổng hợp và 400mcg axit folic ngay từ bây giờ. Bởi lẽ khi cơ thể bạn thiếu vitamin B nó sẽ làm thai nhi suy giảm não bộ và tăng nguy cơ khuyết tật cột sống bẩm sinh đến 70%. Thêm vào đó, bạn nên bổ sung thêm các chất như sắt (ngăn ngừa bệnh thiếu máu) và canxi (chắc răng và xương). Nếu quên dùng thuốc bổ, bạn nên cài đặt tin nhắn nội dung vào mỗi sáng để nhắc nhở mình.

9. Tích cực ngủ

37783-20-dieu-nen-lam-truoc-khi-co-thai-4.jpg

Bạn và chồng nên tranh thủ mọi lúc để ngủ dù ngày thường hay cuối tuần

Trước khi bị mất ngủ triền miên vì con nhỏ, bạn và chồng nên tranh thủ mọi lúc để ngủ dù ngày thường hay cuối tuần. Nếu bạn khó đậu thai, thói quen mới này cũng sẽ giúp bạn tăng thêm cơ hội thụ thai thành công vì thiếu ngủ có liên quan đến những trục trặc trong chu kỳ rụng trứng.

10. Tìm biện pháp xua tan căng thẳng

Một số nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng tăng cao có thể làm chậm khả năng sinh con của bạn vì nó có thể gây ức chế đến khả năng hình thành phôi thai và cản trợ quá trình làm tổ của trứng thụ tinh. Để giải tỏa, bạn có thể ra ngoài dạo mát và thậm chí hét thật to. Bằng không, hãy vào nhà và mở bộ phim mình thích nhất ra xem. Bất cứ điều gì có thể khiến bạn nguôi ngoai được, hãy cố gắng thử. Miễn sao bạn sẽ cảm thấy phấn chấn hơn sau những hành động đó.

11. Chụp thật nhiều ảnh

37784-20-dieu-nen-lam-truoc-khi-co-thai-5.jpg

Hãy chụp bất cứ những gì bạn thấy và thích

Hãy chụp bất cứ những gì bạn thấy và thích. Đó có thể là căn nhà bạn đang ở, là nơi bạn hay ngồi, là những góc nhà ngăn nắp trước khi bạn có em bé. Sau khi có con, đây sẽ là những tư liệu tuyệt vời để bạn có thể nhìn lại tất cả và cảm nhận sự thay đổi lớn đến thế nào.

12. Lên danh sách các món ăn bạn thích

Nếu một vài món ăn trở thành món ruột của bạn nhưng lại là món hạn chế ăn trong lúc bầu bì thì bạn nên tranh thủ ăn thật nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế ăn các món có quá nhiều thủy ngân hoặc các thức uống có chứa chất kích thích mạnh nhé!

13. Thích nghi với nơi bạn sẽ sống

37785-20-dieu-nen-lam-truoc-khi-co-thai-6.jpg

Bạn cần thời gian để thích nghi với môi trường sống mới trong trường hợp bạn cần chuyển chỗ ở

Khi bạn đã lên kế hoạch sẽ dời chỗ ở khi có thai thì bạn nên làm điều này sớm hơn. Vì chắc chắn bạn sẽ không hề muốn "chôn" mình suốt 9 tháng 10 ngày ở một nơi mình không hề thích thú hoặc cảm thấy ngột ngạt. Vì vậy, bạn cần thời gian để thích nghi với môi trường sống mới trong trường hợp bạn cần chuyển chỗ ở.

14. Xem xét lại công việc của bạn

Mặc dù không có luật nào cho phép bạn được nghỉ trong thai kỳ nhưng nếu cảm thấy công việc không phù hợp thì đây là lúc thích hợp nhất để bạn thôi việc. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc các vấn đề sau trước khi quyết định: Có phải đây là lúc thích hợp nhất đối với bạn hay không? Liệu bạn có thể vun vén đủ cho đến lúc sinh và sau khi em bé chào đời không? Bạn có thể xin được nơi khác sau khi em bé cứng cấp không? Nếu cảm thấy chắc chắn với những câu trả lời của mình, bạn có thể mạnh dạn đến phòng sếp và gửi đơn. Hoặc, bạn cũng có thể làm tại nơi cũ nhưng nhất thiết phải thỏa thuận về khối lượng công việc trong điều kiện mới.

15. Tìm đến mẹ

37786-20-dieu-nen-lam-truoc-khi-co-thai-7.jpg

Sẽ thật thiếu sót nếu bạn không biết khai thác những kinh nghiệm quý giá từ mẹ mình

Bạn và các anh, chị, em của bạn đều một tay mẹ chăm nom và săn sóc. Vì vậy, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không biết khai thác những kinh nghiệm quý giá từ mẹ mình. Hãy hỏi bà về các biến chứng, cũng như nguy cơ sinh non hoặc ngôi không thuận trong những lần mang thai của mẹ. Nó sẽ cho bạn thêm thông tin về những gì có thể sẽ xảy ra với bạn tiếp theo. Nhưng đừng lo lắng quá nhiều vì mỗi trường hợp mang thai đều không như nhau.

16. Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên có một cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang thai nhất là khi bạn không có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Bạn có thể sẽ được tư vấn về lịch tiêm chủng, kiểm tra yếu tố di truyền, kiểm tra các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, hoặc các vấn đề về tuyến giáp. Cuộc kiểm tra này là một cơ hội tốt để đảm bảo rằng bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng đều đã được cân nhắc cho việc thụ thai. Ngoài ra, đây còn là cách để bạn kiểm tra những bệnh có thể lây qua đường tình dục từ chính người chồng của mình.

17. Đừng quên "thăm" nha sĩ

Các vấn đề về răng và nướu tưởng chừng không liên quan đến việc mang thai nhưng nó là một bài kiểm tra cực kỳ cần thiết trước. Bạn nên biết phụ nữ mắc các bệnh nướu răng không thể kiểm soát được nguy cơ sẩy thai, sinh non, và tiền sản giật.

Do đó, nếu bạn có vấn đề về răng trong thai kỳ, bạn sẽ không thể chụp X-quang khi cần và cũng không thể điều trị răng nướu như cách thông thường. Tốt nhất, bạn nên đến nha sĩ thường xuyên để chăm sóc sức khỏe răng miệng.

18. Đặt một nơi nghỉ mát với cô bạn thân

37787-20-dieu-nen-lam-truoc-khi-co-thai-8.jpg

Cô bạn thân của bạn cũng đều trở thành bạn đồng hành lý tưởng trong những chuyến du lịch trước thai kỳ

Không chỉ có chồng mà các cô bạn thân của bạn cũng đều trở thành những người bạn đồng hành lý tưởng của bạn trong những chuyến du lịch trước thai kỳ. Đây cũng là dịp để bạn và chồng hiểu nhau hơn, để những người bạn khác có thể truyền thêm chút kinh nghiệm gia đình nếu họ biết.

19. Quay trở lại màu tóc nguyên thủy của bạn

Thuốc nhuộm tóc và hóa chất là những tác nhân dẫn đến dị tật thai nhi. Vì vậy, trước khi mang thai, bạn nên để màu tóc của mình được giữ nguyên màu sắc tự nhiên. Nếu vẫn có ý định, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm loại thuốc nhuộm an toàn nhất.

20. Hạn chế mua quần áo

Bạn sẽ có một sự thay đổi rất lớn về thân hình khi mang thai. Vì vậy, không nhất thiết phải sắm thật nhiều quần áo thời trang ngay từ bây giờ vì bạn sẽ không thể mặc được chúng. Thay vào đó, điều bạn cần làm lúc này là mua áo bầu cho tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của mình. Nhưng nếu muốn thật sành điệu, bạn có thể tận dụng phối các phụ kiện như đồng hồ, dây chuyền, túi xách, giày dép, nón mũ…

Yeutre.vn

Nguồn: Parent

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI