Không nên tạo áp lực cho con bằng việc ép trẻ học trước chương trình lớp Một
Theo quy định của Luật Giáo dục, là không cho trẻ học chữ trước khi vào lớp Một, nhưng một số mẹ vẫn cho con theo các lớp luyện viết chữ đẹp, luyện toán ngay trong thời kỳ học mẫu giáo. Điều này vô tình tạo áp lực cho bé, khiến bé lo sợ.
2. Dành thời gian bên con
Trẻ vào lớp là sự kiện lớn trong đời. Vào lớp Một trẻ bước vào một môi trường học tập mới, bạn bè mới và cả cách học mới… Vì vậy, các mẹ cần dành thời gian bên trẻ, nói trước cho trẻ những điều khác đó để con chuẩn bị tinh thần trước. Không nên tạo sự áp lực cho con, mà tạo cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất cho trẻ.
3. Cho con tới thăm trường trước
Để con không còn thấy xa lạ trong ngày đầu đến trường, cha mẹ nên đưa con đến thăm quan trường mới một vài lần để trẻ làm quen, không còn lạ lẫm, lo lắng nữa. Đồng thời mẹ nên cho con biết về sự khác biệt của môi trường học mới, về giờ giấc, kỷ luật, ăn ngủ… Cha mẹ nên tập dần cho con thói quen sinh hoạt này.
Để con không cảm thấy xa lạ, ba mẹ nên cho con đến trường trước để làm quen
4. Ôn cái cũ và làm quen cái mới
Bên cạnh những kiến thức mẫu giáo mẹ ôn lại cho trẻ, ba mẹ cũng nên cho trẻ những điều trẻ sẽ học ở lớp Một như bảng chữ cái, tập đọc, tập viết, các con số… Tuy nhiên cha mẹ không nên thúc ép, bắt con con học quá nhiều mà tất cả chỉ giúp trẻ làm quen sơ qua mà thôi.
5. Động viên và khuyến khích con
Ngày đầu tiên đến môi trường mới là một sự kiện đặc biệt đối với trẻ. Vì vậy, trẻ cần những lời động viên khuyến khích từ cha mẹ. Cha mẹ phải cho con thấy, con vào lớp Một là một điều tự hào của gia đình, vì con đã lớn khôn, con có thể đến trường học nhiều thứ lớn lao hơn. Những lời động viên từ cha mẹ sẽ giúp bé vững tin vào bản thân hơn. Và bạn hãy cho con thấy, ba mẹ luôn bên cạnh để hỗ trợ, chia sẻ mọi khó khăn của con.
Những lời động viên từ cha mẹ sẽ giúp bé vững tin vào bản thân hơn.
6. Tìm cho bé “đồng minh”
Ở môi trường mới, trẻ rất cần một người bạn thân để cùng chơi, cùng học. Và người bạn này giúp trẻ cảm thấy mình không đơn độc, xa lạ giữa môi trường mới. Có thể qua người bạn thân của con, mẹ có thể biết được những rắc rối của con ở trường để tìm cách gỡ rối cho trẻ.
7. Rèn kỹ năng giao tiếp
Mẹ nên rèn luyện khả năng giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ hòa đồng với bạn bè, thầy cô. Cha mẹ nên tạo điều kiện giúp trẻ chơi cùng một nhóm bạn, cùng hòa đồng, cùng học tập và cùng chơi tạo hứng thú cho trẻ đến trường.
8. Dạy bé cách đặt câu hỏi
Để giúp trẻ cách đặt câu hỏi chuẩn xác thì điều trước tiên mẹ nên khuyến khích để trẻ tự tin khi bày tỏ những vấn đề còn thắc mắc. Sau đó, bạn mới chỉnh sửa giúp trẻ đặt ra những câu hỏi hoàn thiện mà trẻ muốn hỏi. Hãy giúp trẻ hiểu rằng, trẻ có thể hỏi ba mẹ, bạn bè hay thầy cô giáo những điều trẻ thắc mắc và muốn tìm hiểu.
Hãy giúp trẻ hiểu rằng, khi có bất kỳ thắc mắc gì trẻ có thể tìm thầy cô để hỏi
9. Chia sẻ với bạn bè
Cha mẹ nên khuyến khích con chơi nhiều với bạn bè. Qua đó trẻ sẽ học được cách sống hòa đồng, không còn ích kỷ, luôn nghĩ mình là số 1 nữa. Những đứa trẻ ích kỷ rất dễ bạn bè cô lập, trở nên kém tư tin và tiếp thu bài vở kém.
10. Rèn luyện khả năng tập trung
Khi vào lớp Một, trẻ sẽ tập làm quen với cách học phải ngồi im một chỗ, tập trung vào việc học trong một khoảng thời gian dài. Nếu mẹ không rèn cho con trước, trẻ sẽ không thích ứng được. Cha mẹ cần rèn luyện cho con thích ứng dần dần ở nhà, tăng dần thời gian ngồi học cho con.
11. Dạy trẻ tính tự lập
Để con hòa nhập vào cuộc sống lớp Một, cha mẹ nên dạy trẻ một số kỹ năng như: vệ sinh cá nhân, tự dọn dẹp đồ dùng học tập và chuẩn bị đồ đạc trước khi đến trường. Tuy nhiên, cha mẹ nên bên cạnh để có những hỗ trợ cần thiết cho con.
Để trẻ tự tin vào lớp Một ba mẹ nên dạy trẻ tính tự lập
12. Vận động mỗi ngày
Bước vào lớp Một, trẻ sẽ học hành nhiều hơn, vất vả hơn. Vì vậy, cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen vận động, chạy nhảy vui chơi để con tăng cường sức khỏe, tinh thần sảng khoái học tập tốt hơn.
Yeutre.vn