Ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn và những điều có thể bạn chưa biết rõ

Ý nghĩa của việc đeo nhẫn là gì nhỉ? Vì sao người ta khi yêu, khi kết hôn lại trao nhẫn cho nhau? Đôi bàn tay có 10 ngón, đồng nghĩa với việc ta có 10 vị trí đeo nhẫn khác nhau. Dù thế, không phải ngón tay nào khi đeo nhẫn cũng mang ý nghĩa giống nhau. Mời bạn cùng Yeutre.vn tìm hiểu ý nghĩa của mỗi ngón tay đeo nhẫn như thế nào nhé! 

banner ads
Ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn
Mỗi ngón tay đeo nhẫn có ý nghĩa khác nhau. Ảnh Internet 

Trước khi tìm hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn, có lẽ ai trong chúng ta cũng biết, nhẫn là biểu tượng của tình yêu, là biểu tượng của sự gắn kết. Khi yêu, khi đính hôn hay kết hôn người ta thường trao nhẫn cho nhau để thể hiện tình yêu và trái tim cho đối phương dành cho nhau. Theo giới khoa học, việc đeo nhẫn cưới có nguồn gốc từ văn minh Ai Cập cổ đại. Đồng thời, nhẫn có hình tròn có nghĩa chúng ta không xác định được điểm đầu và điểm cuối. Điều này tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, không bao giờ kết thúc.

1. Về nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới

Theo quan niệm xưa, nhẫn cưới là biểu tượng phù hợp với quan niệm đạo đức về đời sống vợ chồng. Theo Hán học, chữ nhẫn có nghĩa hình tượng là “con dao đâm vào tim”, là minh chứng cho sự nhẫn nại, kiên trì. Cưới là một tục lệ gắn kết nam nữ thành vợ chồng. Có thể hiểu nôm na, nhẫn cưới là vật dụng mỗi người cần mang theo trong ngày cưới, nhắn nhủ đức tính nhẫn nại, kiên trì trong hôn nhân. 

Cặp nhẫn cưới
Cặp nhẫn cưới - kỉ vật tình yêu không thể thiếu trong ngày trọng đại của mỗi đôi uyên ương. Ảnh Internet 

Theo một số tài liệu, việc đàn ông cũng phải đeo nhẫn cưới là một tục lệ tương đối mới. Mãi cho tới giữa thế kỷ 20, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và rất nhiều người đàn ông trẻ phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ người vợ của họ. Đây là một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm với người phụ nữ của mình. Điều này đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn.

Cùng với thời gian những chiếc nhẫn được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, từ cỏ cây, lau sậy tới chiếc nhẫn làm bằng da, xương hoặc ngà voi. Sau này giá trị cùng độ bền của chiếc nhẫn cưới được nâng cao dần với các chất liệu đồng, bạc, vàng, kim cương… Ngày nay người ta có thể thoải mái chọn nhẫn cưới rất phong phú mà không có giới hạn về chất liệu hay màu sắc hoặc kiểu dáng. 

Nhẫn cưới đẹp
Nhẫn cưới ngày nay rất đa dạng về chất liệu và kiểu dáng. Ảnh Internet 

2. Đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào cho đúng?

Có lẽ bạn cũng thấy, khi đeo nhẫn cưới chúng ta đeo ngón áp út, vị trí đeo nhẫn này có từ rất lâu đời. Người ta khám phá ra rằng, khi để hai bàn tay đối diện, gập ngón tay giữa lại và áp sát vào nhau.; tiếp đến mở hai bàn tay ra mà vẫn để các ngón tay còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón; điều thú vị là các ngón tay khác dễ dàng tách ra, chỉ riêng ngón áp út là không thể rời.

banner ads

Sau đó, nếu úp hai bàn tay theo quá trình ngược kiểu làm trên, vẫn chỉ có ngón tay áp út là không thể tách rời. Điều này được cho chính là cơ sở khiến người xưa nghĩ đến đời sống vợ chồng bền và vị trí đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út có thể thể hiện được ý nghĩa như vậy và hẳn là vị trí đeo nhẫn cưới đã bắt đầu như thế. 

Đeo nhẫn ngón áp út
Nhẫn cưới đeo ở ngón áp út. Ảnh Internet 

Tuy nhiên, với cô dâu, chú rể thì việc đeo nhẫn cưới không hoàn toàn giống nhau, cụ thể:

  • Các cô dâu sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út, bàn tay phải. Nữ giới thường đeo thêm nhẫn đính hôn ở ngón tay giữa của bàn tay phải. Hiện nay, đeo nhẫn đính hôn cũng khá phổ biến với phụ nữ. Đeo nhẫn đính hôn như một thông báo đến mọi người rằng nàng đang và sẽ thuộc về một ai đó. Những chiếc nhẫn đính hôn cũng khá đa dạng như nhẫn cưới, có thể khác nhau rất nhiều về kiểu dáng, chất liệu và giá, tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là nhẫn đính một viên kim cương hoặc đá quý trên đỉnh chiếc nhẫn được làm từ chất liệu tương xứng.
  • Các chú rể sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tương tự cô dâu nhưng đeo ở bàn tay trái. 
Trao nhẫn cưới
Đeo nhẫn xuất phát theo quan niệm nam "tả", nữ "hữu". Ảnh Internet  

3. Ý nghĩa của từng ngón tay đeo nhẫn

3.1. Đeo nhẫn ở ngón cái

Đeo nhẫn ở ngón cái đại diện cho sự may mắn, sức khỏe, mặt khác cũng tượng trưng cho phúc thọ và phú quý. Tùy vào họa tiết, kích cỡ của nhẫn mà ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn ở ngón tay còn có các ý nghĩa khác. Nếu bạn đeo nhẫn có bản lớn, họa tiết phức tạp, cầu kì thì chiếc nhẫn còn thể hiện quyền lực và sự tự tin của người đeo nhẫn. 

Đeo nhẫn ngón cái
Đeo nhẫn ngón cái còn được biết đến là biểu tượng cho sự may mắn, sức khỏe. Ảnh Internet 

3.2. Đeo nhẫn ở ngón trỏ

Đeo nhẫn ở ngón trỏ được cho là việc thể hiện quyền lực và hành động. Vì, trong bàn tay năm ngón, ngón trỏ chính là trung tâm, tạo nên lực cho cả bàn tay. Do đó, đeo nhẫn ở ngón trỏ được cho là sẽ giúp bạn tăng vận may trong các cuộc thi và cả trong sự nghiệp.

Khi đeo nhẫn ở ngón trỏ, bạn nên chọn những chiếc nhẫn có thiết kế tinh xảo, phù hợp với địa vị, tuổi tác để phản ánh được địa vị của bạn và thể hiện sự cẩn thận, tỉ mỉ của bạn trong công việc. Đeo nhẫn ở ngón tay trỏ còn giúp mọi người xung quanh định hình được mong muốn, quyết tâm của bạn trong cuộc sống và công việc.

Ngoài ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn ở ngón trỏ là gia tăng vận may, việc đeo nhẫn ở vị trí này còn thông báo đến người xung quanh rằng, bạn đang sẵn sàng để đi tới một mối quan hệ yêu đương. 

Đeo nhẫn ngón trỏ
Đeo nhẫn ngón trỏ thể hiện cho quyền lực và hành động. Ảnh Internet 

3.3. Đeo nhẫn ở ngón giữa

Đeo nhẫn ở ngón giữa theo phong thủy thường được cho rằng, sẽ giúp người đeo thên phần tự tin, phát huy tính trách nhiệm trong công việc và cầu mong sức khỏe, hạnh phúc.

Ngoài ý nghĩa phong thủy như trên, đeo nhẫn ở ngón giữa còn mang thông điệp bạn là “bông hoa” đã có chủ như nhẫn đính ước thề hẹn vậy. Do đó, việc lựa chọn chiếc nhẫn như thế nào sẽ phụ thuộc vào mục đích thể hiện của bạn nữa. 

Đeo nhẫn ngón giữa
Đeo nhẫn ngón giữa thể hiện bạn là người có trách nhiệm hoặc đã có đính ước. Ảnh Internet 

3.4. Đeo nhẫn ngón áp út

Nếu như đeo nhẫn các ngón tay trước đại diện cho tính cách và mong muốn thì đeo nhẫn ở ngón áp út lại đại diện cho tình yêu. Đeo nhẫn ở ngón áp út cho thấy bạn đã đính hôn hay kết hôn và bạn là người đã có chủ. Đeo nhẫn ở ngón áp út ngoài ý nghĩa của đôi nhẫn cưới , còn được cho là sẽ giúp bạn tăng may mắn trong tình yêu và hôn nhân.

Vì chỉ đại diện cho tình yêu nên người đeo nhẫn ở ngón tay này thường là những người vô tư, ham muốn cuộc sống an nhàn, bình yên và không màng danh lợi.

Thông thường, nhẫn được chọn cho ngón áp út là những chiếc có họa tiết, nhỏ, đính đá. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều mẫu nhẫn cưới nên bạn không nên chỉ chọn nhẫn theo sở thích mà còn phải tùy vào chất liệu, kiểu dáng để thể hiện sự hạnh phúc trong tình yêu của mình. 

Đeo nhẫn ở ngón áp út
Thường những người đeo nhẫn ngón áp út thể hiện "hoa đã có chủ". Ảnh Internet 

3.5. Đeo nhẫn ngón út

Theo quan niệm của nhiều người thì ngón út đại diện cho phúc khí và trí thông minh. Vì vậy đeo nhẫn ở ngón tay út sẽ giúp bạn gia tăng sự may mắn, tránh bị người xấu hãm hại. Mặt khác, ngón út còn là nơi thực hiện những lời hứa (ngoắc tay) nên ngón út còn đại diện cho lòng tin và lời hứa. Người đeo nhẫn ở ngón tay út luôn nhắc nhở bản thân về những lời hứa và sống có niềm tin lâu bền.

Ngoài ý nghĩa phong thủy trên, việc đeo nhẫn nhẫn ở ngón tay út còn như một lời tuyên bố của bạn đến tất cả mọi người rằng bạn là một người độc thân. 

Đeo nhẫn ngón út
Khi đeo nhẫn ngón út đối phương sẽ ngầm hiểu bạn là một người độc thân. Ảnh Internet 

Ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn có thể được xem như đều chứa đựng một thông điệp nhất định. Ngoài vị trí đeo nhẫn, kiểu dáng và chất liệu, chiếc nhẫn còn thể hiện “lời nhắn gửi” ý nghĩa của bạn đến với đối phương, cũng như những người chung quanh. Không chỉ hạn chế tình trạng truyền tải nhầm thông điệp, hiểu được ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn còn giúp bạn dễ dàng đoán biết tình trạng hôn nhân, hẹn ước hay thông điệp của người khác thông qua việc đeo nhẫn của họ nữa.

Khánh Kim tổng hợp

Đã có 2 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI