Xử lý nhanh vết thương ở lòng bàn chân trẻ tránh nhiễm trùng

Vết thương ở lòng bàn chân thường khó xử lý và gây nguy hiểm hơn vì nó là nơi trẻ dễ tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nhất. Do đó, khi trẻ bị thương ở lòng bàn chân mẹ cần phải sơ cứu đúng cách để bảo vệ con.

banner ads

50741-image029.jpg

Xử lý vết thương lòng bàn chân đúng cách giúp bảo vệ con

Khi trẻ bước vào giai đoạn tập đi thường dễ bị thương ở lòng bàn chân do trẻ đi chân trần, chạy nhảy nơi có các vật nhọn như mảnh thủy tinh, mảnh sành, sắt, gai... và khiến trẻ đau đớn tức thì. Việc xử lý sai có thể dẫn tới đau đớn và gây nhiễm trùng uốn ván cho con và đe dọa tính mạng của trẻ.

Rất ít cha mẹ biết rằng, một vết thương nhỏ ở lòng bàn chân nhưng có thể khiến trẻ mất mạng, do đó, khi trẻ bị thương dù là nhỏ, cha mẹ cũng cần lưu ý:

1. Xử lý vết thương do vật nhọn đâm đúng cách

banner ads

Vật đâm vào chân trẻ có thể là kim tiêm, mảnh thủy tinh, mảnh sành, đinh, ốc... khi nhận thấy con bị các vật nhọn đâm vào chân, cha mẹ cần:

- Nếu vật đâm nhỏ thì rút nhẹ vật đâm ra khỏi bàn chân của trẻ và chắc chắn không còn một mảnh vụn li ti nào nằm trong vết thương của trẻ.

- Nếu vật đâm lớn, không thể tự xử lý được thì cần đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để xử lý vết thương. Nếu vật đâm lớn nhưng không sâu thì rút nhẹ vật đâm ra. Lúc này, máu sẽ chảy rất nhiều, cần cầm máu ngay bằng bông, băng keo hoặc thuốc lào, quấn chặt vải... và đưa ngay tới bệnh viên gần nhất.

2. Xử lý vết thương khi chảy ít máu

Trong trường hợp vết thương chảy ít máu và có thể tự xử lý ở nhà, mẹ cần lưu ý:

- Để vết thương chảy máu sau 1 - 2 phút và rửa sạch chân cho trẻ bằng nước ấm. Khi rửa chân, các vết bẩn, bụi bẩn sẽ theo nước và ra ngoài. Để làm sạch vết thương tốt nhất, các mẹ có thể rửa bằng nước muối ấm hoặc dung dịch nước muối sinh lý.

- Sau khi rửa vết thương thì dùng dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn xung quanh vết thương. Điều này hết sức quan trọng với trẻ nhỏ vì sức đề kháng của trẻ yếu rất dễ bị nhiễm trùng vết thương.

- Để vết thương liền nhanh, các mẹ có thể đóng kín hoặc khâu vết thương lại. Việc khâu vết thương chỉ diễn ra khi vết thương sâu, khó liền và cần thực hiện bởi các cán bộ y tế. Đối với vết thương nhẹ hoặc không quá sâu, khi đóng kín mẹ cần đảm bảo: vết thương xảy ra chưa quá 12 giờ, vết thương không còn đất cát. Để đóng kín vết thương, các mẹ có thể dùng băng dính cá nhân hoặc dùng miếng vải quấn vào chân.

Cần thay băng mỗi ngày và sát trùng để vết thương sạch và nhanh lành.

3. Xử lý vết thương lớn

Với vết thương lớn, việc xử lý không đúng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý:

- Chỉ lấy dị vật ra khỏi vết thương nếu có thể dễ dàng lấy.

- Rửa xung quanh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước sôi và băng vết thương, chuyển ngay trẻ tới cơ sở điều trị gần nhất.

- Luôn giữ trẻ ở tư thế đứng, hạn chế di chuyển và theo dõi trẻ suốt quá trình vận chuyển.

- Cố định chân bị tổn thương vào chân lành để hạn chế việc di chuyển vết thương gây chảy máu nhiều.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI