Nếu trẻ thường xuyên tham gia hoạt động ngoài trời dễ bị say nắng
Ở người trưởng thành sức đề kháng và khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài cao. Do đó, khi hoạt động dưới trời nắng nóng, mạch máu sẽ giãn nở để tăng máu lưu thông tới da giúp hạ thân nhiệt, đồng thời tuyến mồ hôi sẽ hoạt động nhiều hơn, giúp mồ hôi được thoát ra ngoài từ đó giảm nhiệt độ trong người. Nhưng ở trẻ em thì ngược lại, do sức đề kháng yếu và cơ thể chưa tự điều chỉnh được thân nhiệt nên rất dễ bị say nắng.
Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, cơ thể sẽ mất nhiều nước do ra quá nhiều mồ hôi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí nếu không cẩn trọng trẻ có thể bị tử vong.
Dưới đây là những triệu chứng thường gặp ở trẻ do thời tiết nắng nóng:
1. Say nắng
Khi trẻ bị say nắng sẽ có những triệu chứng sau:
Trẻ bị say nắng sốt cao trên 40 độ C dễ bị co giật, động kinh
- Da nóng, ửng đỏ
- Trẻ bị sốt cao trên 40 độ C
- Mặc dù thân nhiệt cao nhưng lại không ra mồ hôi.
- Trẻ có biểu hiện lơ mơ.
- Một số bé có thể bị co giật, động kinh
- Trẻ bị sốc.
Cách xử lý: Khi trẻ bị say nắng do thân nhiệt tăng cao nên nếu không xử lý kịp thời trẻ có thể bị sốt cao co giật, nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế khi trẻ có dấu hiệu bị say nắng cần sơ cấp cứu tại chỗ như sau:
- Nhanh chóng đưa trẻ đến nơi bóng mát, làm mát cơ thể bằng cách cho trẻ đến nơi có quạt, dùng khăn ướt để lau người cho bé. Khi trẻ bị say nắng uống thuốc hạ sốt sẽ không có tác dụng.
- Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu hôn mê cần nhanh chóng nhúng bé vào nước lạnh. Cách này sẽ cứu sống được trẻ.
- Nếu trẻ không bị hôn mê thì nhanh chóng cho bé uống 1 cốc nước mát (nước sôi đã nấu chín và để nguội), cứ 15 phút uống một lần, cho đến khi bé cảm thấy khỏe lại. Đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
2. Mệt lả do nóng
Trẻ bị mệt lả do thời tiết nóng thường có các biểu hiện như sau:
Trẻ phải tham gia hoạt động ngoài trời vào những ngày nắng nóng dễ bị kiệt sức
- Da lạnh và nhợt nhạt
- Thân nhiệt dưới 37,8 độ C.
- Ra nhiều mồ hôi
- Trẻ thường bị hoa mắt, chóng mặt
- Một số trẻ bị nặng có thể bị ngất xỉu.
- Thể trạng yếu và mệt mỏi
Cách xử lý: Khi trẻ có những triệu chứng nêu trên cha mẹ cần xử lý như sau:
- Nhanh chóng đưa trẻ đến nơi râm mát, cho trẻ nằm xuống đồng thời nâng cao chân.
- Cứ 15 phút cho trẻ uống nước mát một lần, uống cho đến khi trẻ thấy khỏe trở lại.
- Sau khi cho bé uống 2-3 cốc nước cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và can thiệp sớm nhất có thể, tránh nguy hiểm cho bé.
- Trong quá trình đưa trẻ đến bệnh viên các bậc phụ huynh vẫn tiếp tục cho trẻ uống nước.
3. Vọp bẻ (chuột rút)
Thời tiết nắng nóng trẻ cũng dễ bị chuột rút, khi trẻ bị vọp bẹ có những triệu chứng sau:
- Trẻ có thể bị chuột rút ở chân, tay hoặc ở bụng.
- Thân nhiệt bình thường
Cho trẻ uống nhiều nước
Cách xử lý : Vọp bẹ là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ khi nhiệt độ bên ngoài quá cao. Bệnh không nguy hiểm nên các bậc phụ huynh có thể tự chăm sóc bé tại nhà không cần thiết phải đưa trẻ đi bệnh viện.
- Cứ 15 phút cho trẻ uống một ly nước mát, uống cho đến khi trẻ hết cảm thấy khỏe trở lại là được.
- Ngoài ra mẹ có thể cho bé ăn thêm bánh quy cũng tốt cho bé.
Cách phòng tránh bệnh do thời tiết nóng- Hạn chế cho trẻ ra ngoài nắng nên cho bé chơi ở những nơi có nhiều bóng râm, trong nhà.
- Nếu trẻ phải tham gia các hoạt động ngoài trời thì trước đó 1-2 ngày, mẹ nên cho bé ra ngoài để làm quen với nắng nhằm chống say nắng.
[figure src="https://cdn.yeutre.vn/medias/uploads/20/20066-choi.jpg" alt="20066-choi.jpg" width="600" height="400" layout="responsive"][/figure]
Hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ uống nhiều nước sau khi tham gia các hoạt động ngoài trời, lúc trẻ đi học, đi chơi về.
- Khi đi ra ngoài nên cho bé mặc áo màu sáng, quần màu nhẹ và đội mũ rộng vành để chống nắng và nóng cho bé.
- Không nên cho trẻ hoạt động quá sức vào những ngày nắng nóng. Nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi nên ngừng việc học tập và nhanh chóng đưa bé đến nơi râm mát để nghỉ ngơi.
- Với những trẻ phải thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc học ngoại khóa thì cứ 20 phút nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi bóng râm và uống thật nhiều nước.
Yeutre.vn (Tổng hợp)