Sau cơn vượt cạn thành công, cơ thể của mẹ đã hoàn toàn thay đổi. Các mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sau sinh và cần được chăm sóc cẩn thận, đặc biệt là vùng kín. Trong 2 tháng đầu, chị em không nên "gần gũi" chồng, để âm đạo và cơ quan sinh sản có thời gian phục hồi và nghỉ ngơi. Vì cơ quan sinh dục lúc này rất mẫn cảm và còn đang trong giai đoạn hồi phục nên cần được chú ý giữ gìn thật kỹ.
1. Vệ sinh “vùng kín” sau sinh các mẹ nên biết
1.1 Vệ sinh thân thể vùng kín:
- Mặc quần rộng vải bông và mang băng vệ sinh. Thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh viêm nhiễm.
- Chỉ nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh, không nên dùng nước muối hay dung dịch vệ sinh phụ nữ, cũng không được thụt rửa âm đạo trong giai đoạn này.
- Sử dụng khăn bông sạch thấm dịch chảy ra từ âm đạo để giữ “vùng kín” luôn khô ráo.
- Nên uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu và tránh táo bón. Sau khi đi vệ sinh nên dùng nước rửa sạch sau đó lau khô.
- Không nên tiếp xúc quá nhiều với nước vì môi trường ẩm ướt dễ gây cảm lạnh hoặc viêm nhiễm “vùng kín”.
- Nếu bí tiểu ( thường gặp ở các ca sinh khó), sản phụ có thể chườm nóng, xoa nhẹ bụng dưới.
1.2 Quan sát vết khâu:
- Ban đầu lưu ý ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, chậm rãi đứng thẳng lên để tránh bị choáng. Nếu thấy chóng mặt cần nằm xuống để máu lưu thông lên não, tránh bị ngất, ngã.
- Nếu âm đạo đau nhức có thể dùng nước đá chườm trong thời gian vài ngày sau sinh. Nếu vẫn không khỏi thì phải báo cho bác sĩ.
- Nếu được may lại tầng sinh môn sau sinh thì vết may cần được kiểm tra ( xem có sưng nề, bầm tím, tụ máu, có mủ… hay không) và làm thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng. Sản phụ nên tự rửa khi đi tiêu tiểu.
- Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ và ngày thứ 5 sau sinh.
- Sau 7-10 ngày sau sinh cần đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
2. Những điều hạn chế sau khi sinh: chuyện nhỏ nhưng không nhỏ!
- Hạn chế đi lại khi vừa mới sinh vì cơ thể còn yếu, phải đi đứng di chuyển nhẹ nhàng, không vận động quá mạnh.
- Hạn chế không dùng khăn hoặc giấy vệ sinh, đặc biệt là các loại giấy có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
- Hạn chế đau sau sinh: chỉ nên nằm bất động trên giường từ 8-10 giờ sau đó nên tập ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng theo khuyến cáo chuyên môn để giúp cơ thể thích nghi dần với cuộc sống
- Hạn chế ra ngoài gió vì lúc này cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm, yếu ớt và dễ bị cảm lạnh, viêm nhiễm.
- Hàng ngày vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ bằng nước ấm khoảng 2 – 3 lần / ngày. Hoặc có thể đun sôi nước, cho thêm chút muối. Dùng nước này xông âm đạo khi còn nóng.
- Hạn chế sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ, nếu cần có thể xin ý kiến chỉ dẫn của bác sĩ trước khi dùng.
- Hạn chế tuyệt đối không giao hợp trong 2 tháng đầu sau sinh vì cơ quan sinh dục chưa kịp phục hồi sẽ rất dễ tổn thương.
- Tùy vào mức độ hồi phục của mỗi người, nếu sinh thường thì nên kiêng 'chuyện ấy" trong 2 tháng đầu là tốt nhất, còn với người đẻ mổ thì tùy thuộc vào vết mổ có mau lành không? đã hoàn toàn khô chưa? vùng kín có cảm thấy ham muốn hay không?
- Nếu có cảm giác ham muốn thì hãy nên bắt đầu bằng những cử chỉ âu yếm, ôm hôn nhẹ nhàng tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ sau sinh.
Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ sau sinh là một công việc đòi hỏi sự nhẹ nhàng, cẩn thận để các mẹ bỉm sữa có được một sức khỏe tốt nhất, tránh được các viêm nhiễm sau sinh nở. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ mà còn tác động không ít đến sức khỏe và sự phát triển của em bé.
"Vì phụ nữ là dành để nâng niu"
Các mẹ bỉm sữa hãy chăm sóc, nâng niu sức khỏe của bản thân mình thật chu đáo, giống như đang chăm sóc cho thiên thần nhỏ vừa chào đời của mình vậy. Luôn lạc quan yêu đời, thư thái tinh thần, sống thật khỏe mạnh " vì con, vì mình, vì cả gia đình" các mẹ nhé!
Anh Thy - Nguồn Tổng Hợp