Trẻ sơ sinh bị hắt hơi liên tục có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi thường xuyên khiến ba mẹ khá lo lắng. Tuy nhiên, hắt hơi là một phản xạ có lợi của cơ thể để tống dị vật lạ ở trong mũi ra ngoài. Trẻ sơ sinh bị hắt hơi là tình trạng rất thường thấy và không hẳn là bệnh lý nào đó gây ra. Ba mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu về vấn đề trẻ sơ sinh bị hắt hơi để hiểu rõ thêm nhé.

banner ads

trẻ sơ sinh bị hắt hơi
Trẻ sơ sinh bị hắt hơi liên tục khiến ba mẹ lo lắng - Ảnh Internet

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hắt hơi

Hắt hơi là một phản xạ của cơ thể khi có dị vật bên ngoài xâm nhập vào khoang mũi khiến niêm mạc mũi bị kích thích và loại bỏ dị vật ra bên ngoài.

Nguyên nhân gây ra hắt hơi có thể là do:

  • Môi trường sống nhiều bụi bẩn, ẩm mốc, khói thuốc lá,...
  • Gia đình có nuôi chó, mèo và lông của các con vật này cũng có thể gây ra hắt hơi.
  • Lông của quần áo len, chăn ra gối cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị hắt hơi.
  • Khi thời tiết chuyển mùa, không khí lạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng tạo ra kích thích gây nên phản cạ hắt hơi ở trẻ.
  • Khi vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào khoang mũi sẽ gây nên tình trạng hắt hơi sổ mũi ở trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh thì niêm mạc mũi rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Trẻ sơ sinh bị hắt hơi có thể do một ít bụi nhỏ trong không khí, mà mắt thường chúng ta không thể nào nhìn thấy được, vì trẻ sơ sinh có niêm mạc mũi nhạy cảm và rất dễ kích thích. Với những trẻ vừa chào đời do sự thay đổi về môi trường sống đột ngột, cũng khiến trẻ sơ sinh bị hắt hơi do xung huyết. Với trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời có thể hắt hơi 5-7 lần/ ngày hoặc nhiều hơn, nhưng nếu không có kèm theo chảy nước mũi, ho, sốt,... thì việc trẻ sơ sinh bị hắt hơi có thể chỉ do niêm mạc trẻ bị kích ứng với môi trường bên ngoài mà thôi ba mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá chủ quan, mà hãy để ý đến biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi có kèm thêm các dấu hiệu bất thường đã kể ở trên, thì ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám bệnh nhé.

trẻ sơ sinh quấy khóc
Trẻ sơ sinh bị hắt hơi kèm theo ho sổ mũi có thể do trẻ bị bệnh - Ảnh Internet

Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh bị hắt hơi kéo dài quá lâu mà không kèm biểu hiện gì khác, thì ba mẹ nên để ý có thể trẻ bị dị ứng với lông chó mèo, khói bếp nấu ăn, khói thuốc lá,... để từ đó có thể tìm hướng giải quyết phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị hắt hơi do dị ứng.

2. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi?

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sinh lý thì ba mẹ không cần lo lắng quá, chỉ cần đảm bảo không gian sống của trẻ được sạch sẽ không có khói bụi hay những yếu tố gây kích ứng khiết trẻ bị hắt hơi nhiều hơn.

Nếu trẻ sơ sinh bị hắt hơi do bệnh lý, ba mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ, để có thể biết trẻ đang mắc bệnh gì và có hướng điều trị phù hợp. Ba mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ. Trẻ sơ sinh bị hắt hơi kèm sổ mũi nghẹt mũi thì ba mẹ nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ ngày 2-3 lần để giúp trẻ được dễ chịu hơn, cũng như làm sạch vi khuẩn, vi rút gây bệnh trong khoang mũi của trẻ.

Ba mẹ có thể dùng dầu tràm pha nước tắm cũng như xoa vào lưng, ngực, gan bàn chân để giữ ấm cho trẻ. Khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều ba mẹ có thể dùng dầu tràm xoa vào phía sau tai của trẻ, sẽ làm dịu cơn hắt hơi của trẻ. Ba mẹ nên lưu ý chỉ nên dùng dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho trẻ sơ sinh, không nên dùng dầu của người lớn thoa cho trẻ, vì những loại dầu này có thể gây kích ứng mạnh nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi do cảm lạnh thì ba mẹ cần lưu ý cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống thêm nước. Khi trẻ bị hắt hơi do bệnh lý, ba mẹ không nên kiêng tắm cho trẻ. Ba mẹ có thể cho trẻ tắm nhanh bằng nước ấm, tắm ở nơi kín gió và lau người thật khô sau khi tắm. Việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp trẻ thoải mái, dễ chịu hơn từ đó trẻ sẽ mau lành bệnh hơn.

giữ ấm chân cho trẻ sơ sinh
Ba mẹ có thể dùng dầu tràm mát xa cho trẻ giúp giữ ấm trẻ nhiều hơn - Ảnh Internet

Ngoài ra, ba mẹ nên nhớ giữ vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc trẻ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với trẻ, để phòng tránh lây bệnh cho trẻ. Vào mùa lạnh, ba mẹ nên hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người để phòng ngừa trẻ bị lây lan, vì cơ thể trẻ sơ sinh rất non yếu, nên rất dễ mắc bệnh.

Tóm lại, trẻ sơ sinh bị hắt hơi có thể chỉ là do sinh lý bình thường không đáng lo ngại nếu trẻ vẫn ăn ngủ và phát triển bình thường. Tuy nhiên, ba mẹ luôn phải chú ý đến con trẻ để có thể sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường kèm theo, bởi những dấu hiệu này có thể là cảnh báo trẻ đang bị bệnh. Yeutre.vn tin chắc rằng qua những chia sẻ trên, các mẹ sẽ cảm thấy an tâm hơn trong quá trình chăm sóc bé yêu nhà mình. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, mau lớn và thông minh hơn.

Thanh Ngân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI