Khi tiết trời chuyển sang những ngày lạnh giá, cũng là lúc các bé dễ bị cảm nhất do khí hậu trở nên khô hanh. Các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi hay nghẹt mũi… sẽ liên tục làm phiềm các bé trong những này. Nếu không kịp thời làm tan loãng và tống đẩy dịch nhầy này ra khỏi xoang mũi, nó có thể dẫn đến viêm họng và các bệnh khác lây lan qua đường hô hấp.
Một trong những cách can thiệp hiệu quả nhất đó chính là rửa mũi ngay khi các bé xuất hiện các dấu hiệu nhạy mũi, sổ mũi, nghẹ mũi, ho... Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng theo hướng dẫn y tế để đảm bảo không gây thêm bất cứ vấn đề nào khác. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi các bước sau một cách kỹ lưỡng để áp dụng rửa mũi cho bé nhé!
Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Để việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh diễn ra nhanh gọn hơn trước khi bé gồng mình phản đối, mẹ nên chuẩn bị trước những dụng cụ sau:
- 1 chai nước muối sinh lý (cố gắng mua chai đầu tròn cắt sẵn để không làm tổn thương niêm mạc mũi)
- 1 cái khăn xô sạch
- 1 miếng lót chống thấm
- Dụng cụ hút mũi hoặc khăn giấy
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đảm bảo an toàn
Nếu mẹ vẫn chưa biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh thì đây là hướng dẫn cụ thể nhất để mẹ có thể theo dõi:
Bước 1: Lót miếng chống thấm dưới cổ và đặt đầu bé nằm nghiêng trên miếng lót đó. Sau đó, một tay của mẹ đặt lên đầu bé để ngăn không cho bé giãy giụa.
Bước 2: Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi của bé và đợi khoảng 10-15 giây trước khi làm sạch các chất nhầy từ mũi của trẻ sơ sinh với dụng cụ hút mũi. Nếu dịch nhầy vẫn còn lỏng, mẹ có thể cho bé xổ mũi ngay mà không cần phải đợi. Nếu dịch nhầy khô cứng, nên làm thêm thao tác day mũi nhẹ nhàng để làm bong dịch ra khỏi cơ thể.
Bước 3: Dùng dụng cụ bơm mũi đặt kín lỗ mũi con và hút nhẹ. Cách khác, nếu không muốn hút mũi bằng dụng cụ vì sợ ảnh hưởng đến bệnh tình của con, mẹ có thể dùng khăn giấy vo thành sâu khèn và ngoáy vào mũi để bé tự động hắt xì ra ngoài.
Bước 4: Nước mũi chảy xuống cùng nước muối nên lúc này, mẹ phải lau sạch miệng và mũi bé.
Cuối cùng, lưu ý rằng không nên lạm dụng rửa mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút vì áp lực tạo ra trong lúc hút mũi sẽ làm niêm mạc mũi tổn thương và khó lành.
Những lưu ý quan trọng trong cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh
- Trước khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải vệ sinh tay chân sạch sẽ.
- Lọ đựng nước muối sinh lý phải được bo tròn để tránh tự cắt, tạo cạnh sắc làm trầy trụa mũi bé.
- Nước muối dùng để nhỏ, không phải để xịt nên mẹ đừng dùng quá nhiều trong một lần hay dùng nhiều lần trong một ngày (chỉ nên rửa 2 - 5 lần/ngày).
- Nếu bé giãy giụa, không hợp tác, mẹ nên nhờ người giúp để tránh bé khóc sặc.
- Không rửa mũi khi bé ngủ hoặc rửa mũi ngay sau khi ăn.
Mong rằng với cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh ở trên, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả khi bé trở nên dễ chịu và ăn ngon miệng hơn. Sau khi quen với việc rửa mũi lần đầu, các bé sẽ tiếp tục hợp tác nhiệt tình hơn cho những lần kế tiếp. Quan trọng nhất là mẹ phải biết giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa lạnh để tránh sổ mũi, nhạy mũi hay nghẹt mũi tái phát nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)