Trẻ chậm nói mẹ nên làm gì để cải thiện khả năng ngôn ngữ của con?

Trẻ chậm nói thật sự không phải là vấn đề mẹ nên chủ quan. Bởi vì điều này có thể dẫn đến một hậu quả rất không hay đó là trong tương lai, bé có thể sẽ bị “tụt lại sau” về khả năng ngôn ngữ so với các bạn đồng trang lứa. Hơn nữa, việc chậm nói còn khiến bé không rèn được kĩ năng về giao tiếp, từ đó có thể khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt tại trường khi đến tuổi đi học.

banner ads

Trẻ chậm nói thật sự là một dấu hiệu bất ổn đối với sự phát triển về trí tuệ cũng như cảm xúc của bé. Nhưng cũng may cho mẹ là vẫn có những dấu hiệu để sớm nhận ra vấn đề này ở trẻ nhằm giúp con cải thiện khả năng về ngôn ngữ kịp thời. Yeutre.vn mời các mẹ hãy tham khảo bài viết sau để biết cụ thể hơn nhé.

mẹ đưa mũi mình sát mũi bé
Trẻ chậm nói là một dấu hiệu bất ổn đối với sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của bé - Ảnh Internet

1. Dấu hiệu để mẹ nhận ra trẻ chậm nói

Thông thường, khi trẻ đủ 3 tháng trở lên thì đã bắt đầu xuất hiện những âm thanh hay cử chỉ biểu thị cho “suy nghĩ” của mình. Vì vậy, nếu bé nhà mẹ dưới 1 tuổi và có những dấu hiệu sau đây thì mẹ hãy chú ý hơn về sự phát triển ngôn ngữ của con để xem có phải là trẻ chậm nói không nhé.

1.1 Trẻ từ 3- 6 tháng

  • Bé vẫn chưa thể sử dụng phụ âm và nguyên âm cùng lúc để phát ra những âm thanh như “ta”, “da”, “gừ”…
  • Bé không phản ứng gì với tiếng động mạnh.
  • Bé không biết phát ra những âm thanh khác nhau để diễn tả các cảm giác khác nhau.
  • Bé vẫn chưa thể bắt chước các cử chỉ của người lớn.
ba nói chuyện với bé
Bé không phản ứng với tiếng động mạnh là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ bị chậm nói - Ảnh Internet

1.2 Trẻ từ 7- 9 tháng

  • Bé không thể phát ra những âm thanh đôi như “baba”, “mama”…
  • Bé không biết la lên để gây sự chú ý, đồng thời cũng không biết khóc hay nhăn nhó để thể hiện sự khó chịu về một việc hay một người nào đó khiến bé “bực mình”.
  • Bé không biết phát ra tiếng ê a để kêu một người nào đó mà bé thấy quen mặt.
  • Bé không biết bắt chước người lớn như tập vỗ tay hoặc là đưa tay lên vẫy chào bái bai khi tạm biệt ai đó.

1.3 Trẻ từ 10- 12 tháng

  • Bé vẫn chưa thể bắt chước ngữ điệu nói lên xuống của người lớn. Số tiếng mà trẻ có thể phát ra liên tục chỉ dưới 4 tiếng.
  • Bé thường chỉ tay chứ không nói ra thành câu khi muốn một đồ vật gì đó.
  • Có những trường hợp cực tệ là bé không biết kêu ra những tiếng cơ bản như “ba”, “mẹ”, “bà”…
mẹ chơi trò chơi cùng bé
Bé không hiểu và không làm theo những "trò" mẹ chỉ khi đã gần 1 tuổi là biểu hiện của việc trẻ chậm nói - Ảnh Internet
  • Bé không hiểu và không phản ứng khi người khác gọi tên mình.
  • Bé không hiểu và không làm theo những “trò” mà ba mẹ chỉ cho mình hoặc chơi cùng mình.

2. Nguyên nhân trẻ chậm nói

Về thể chất: Trẻ chậm nói có thể do gặp các vấn đề liên quan đến tai - mũi – họng. Chẳng hạn, vòm miệng của bé gặp trục trặc, lưỡi khó di chuyển để phát ra âm thanh hay khả năng nghe quá kém…đều là những yếu tố “ngăn cản” trẻ học nói. Vì vậy, để biết được chính xác bé gặp vấn đề gì, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên về tai - mũi - họng để được chẩn đoán và chữa trị nhé.

Về tâm lý: Đây có lẽ là nguyên nhân chủ yếu trong thời đại công nghệ phát triển của thế kỉ 21. Vì ngày nay, ngoài việc cho con xem tivi, ba mẹ cũng thường sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như laptop, máy tính bảng hay smart phone để đem ra “dụ” con khi cho bé ăn hoặc đơn giản là để bé chơi với nó, giúp ba mẹ có thời gian làm việc của mình. Trong khi đó, chính những thiết bị này khiến các bé trở nên thụ động và ít nói hơn vì chỉ tập trung “quẹt tay” trên màn hình cảm ứng. Từ đây, bé sẽ lười giao tiếp dẫn đến khả năng ngôn ngữ kém mà biểu hiện xấu nhất là trẻ chậm nói. Ngoài ra, có một số bé (tuy không nhiều) không nói được là do trẻ bị tự kỉ. Đây là một hội chứng tâm lý khá phức tạp, và mẹ phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý trong việc điều trị cho con mới được.

mẹ nói chuyện với bé
Trẻ chậm nói có thể do gặp vấn đề liên quan đến tai- mũi- họng - Ảnh Internet

3. Phương pháp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ chậm nói

Ba mẹ hãy trò chuyện với bé nhiều hơn bằng cách đọc truyện cho con nghe , hoặc cố gắng dành thời gian để chơi đồ chơi với bé, và tranh thủ chỉ cho con biết thứ này thứ kia là cái gì. Khi làm như vậy mẹ sẽ giúp bé học được kĩ năng giao tiếp và hạn chế vấn đề trẻ bị chậm nói. Đồng thời, các hoạt động này còn có một lợi ích khác là nó sẽ thúc đẩy việc gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái nhiều hơn nữa đấy.

Ba mẹ không nên dạy con dùng thiết bị công nghệ khi trẻ còn quá nhỏ. Thay vào đó, mẹ hãy cho bé chơi những đồ chơi bình thường khác dành cho trẻ con như gấu bông, đồ hàng, bộ đồ gỗ xếp mô hình, bút màu…Bởi vì những món đồ chơi này sẽ không làm trẻ bị chậm nói, mà nó còn kích thích trí thông minh của bé, giúp bé rèn được những kĩ năng cần thiết khác như kĩ năng cầm nắm, kĩ năng quan sát, khả năng tập trung…

mẹ cười đùa cùng bé
Mẹ không nên cho con chơi với các thiết bị công nghệ quá sớm để trẻ không bị chậm nói - Ảnh Internet

Trong trường hợp, trẻ bị chậm nói ở mức nghiêm trọng thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra, nhằm biết được chính xác vấn đề của con là gì nhé.

Khi trẻ chậm nói ở khía cạnh đơn giản nhất chắc hẳn mẹ đã biết phải làm thế nào, để cải thiện cho con, khi xem qua bài viết trên trên rồi đúng không? Ông bà ta đã có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” cho thấy rằng kĩ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng đối với mỗi người và với trẻ dù là ở vậy dù là ở giai đoạn phát triển nào. Đối với các bé dưới 1 tuổi thì “học nói” càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết đấy các mẹ. Vì vậy, mẹ hãy chú ý đến việc phát triển kĩ năng này cho con, để hạn chế việc trẻ chậm nói nhé. Chúc bé yêu của mẹ sẽ học nói nhanh hơn để làm ba mẹ cùng cả nhà thêm vui.

Hoàng Oanh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI