Những cách đơn giản chữa lẹo mắt ở trẻ nhỏ

Lẹo mắt hay còn gọi là chắp mắt là một dạng bệnh viêm nhiễm lành tính ở mắt, dường như đứa trẻ nào cũng trải qua một lần trong đời.

banner ads

Bệnh nếu điều trị sớm và đúng cách sẽ không gây hại cho trẻ. Dưới đây là cách xử lý khi trẻ bị lẹo mắt các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Nguyên nhân gây bệnh

18965-dui.jpg

Bé dụi mắt dễ bị vi khuẩn gây bệnh lẹo mắt

Lẹo mắt là một khối sưng phù nề màu đỏ, nhân vàng giống mụn nhọt hay một phần sưng đỏ mọc ngay ở chân lông mi hoặc ở bờ mi mắt của bé. Sau 3-4 ngày mọc, lẹo sẽ bưng mủ và vỡ. Bệnh thường hay tái phát nhiều lần và có thể lan từ mắt này sang mắt khác, thậm chí sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu vàng có tên là staphylococcus aureus gây ra. Vi khuẩn này tập trung nhiều ở mũi bé, vì thế khi trẻ dùng tay dụi mũi sau đó dụi mặt vi khuẩn sẽ bám dính lên mi mắt và gây bệnh.

Triệu chứng bệnh

Có hai dạng lẹo bao gồm: Lẹo mắt bên trong và lẹo bên ngoài.

- Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ mọc ở chân mi mắt, có kích thước và độ rắn giống hạt đậu.

- Lẹo bên trong: nằm bên trong mi mắt, khi lật mi mắt ra thì có xuất hiện nốt đỏ tương tự như lẹo bên ngoài, một số khác còn xuất hiện mủ trắng.

Khi trẻ bị lẹo mắt, trẻ thường khó chịu ở mắt, chảy nước mắt, thậm chí một số bé bị đau mi mắt.

Cách xử lý khi trẻ bị lẹo mắt

Khi trẻ bị lẹo mắt, cha mẹ tuyệt đối không nặn hoặc dùng kim chích để làm vỡ mụn bọc. Vì có thể để lại sẹo và gây đau đớn cho bé, thậm chí bị nhiễm trùng. Lúc này, bạn nên dùng khăn nhúng nước ấm, vắt khô nước rồi đắp lên phần mi bị lẹo của bé. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần 10 phút. Với cách làm này sẽ giúp lẹo dễ thoát lưu mủ, giảm đau đớn cho bé.

18964-kham-mat.jpg

Nếu mắt ngày càng sưng to nên đưa trẻ đi bệnh viện

Sau khi chườm nóng mà bé chưa hết lẹo và có dấu hiệu sưng phù nề nặng hơn thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh dạng mỡ để bôi lên mi mắt bé và cho trẻ uống thuốc giảm đau khi cần thiết.

Thông thường sau một vài ngày dùng thuốc bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả bác sị sẽ rạch lẹo để lấy mủ ra ngoài.

Một số bài thuốc chữa lẹo mắt cho bé

Sữa đậu nành vừng đen: Khi trẻ bị lẹo mắt mẹ có thể dùng 2 thìa bột canh vừng đen trộn với sữa đậu nành đã được nấu chín, cho thêm một thìa mật ong rồi cho bé uống mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn sáng.

18966-kim.jpg

Kim ngân hoa

Kim ngân hoa và bồ công anh: 20g kim ngân hoa, 20g hoa cúc, 20g bồ công. Sau khi rửa sạch cho tất cả vào đun sôi, khi nước sôi vặn nhỏ lửa đun trong vòng 15 phút, chắt lấy nước đầu. Tiếp tục cho nước vào đun lần hai. Trộn nước đầu tiên và nước thứ hai vào nhau, chia làm 3 phần cho bé uống trong ngày.

Trong trường hợp bệnh nặng kèm đau nhức toàn thân, sốt, sợ rét, miệng khô khát nước mẹ có thể áp dụng bài thuốc sau: Kim ngân hoa 15g, liên kiều 15g, bồ công anh 15g, gai bồ kết 15g, phòng phong 12g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc nước như bài thuốc trên, chia làm 3 phần cho bé uống trong ngày.

Khi trẻ bị lẹo mắt cần kiêng những gì?

Khi trẻ bị lẹo mắt cần kiêng chất kích thích như rượu, thuốc lá và các loại nước uống có cồn. Ngoài ra không nên cho trẻ ăn hành, tỏi, ớt, rau hẹ, rau kinh giới và những thực phẩm có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thủ lợn. Để bé mau khỏi bệnh cha mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn thủy hải sản.

Cách phòng tránh lẹo mắt cho bé

18967-rau-tay-1.jpg

Tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ mỗi ngày

Để phòng bệnh lẹo mắt cho bé, cha mẹ nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé mỗi ngày. Đặc biệt nên tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn hoặc khi chơi bẩn.

Không nên cho trẻ dùng tay để dụi mắt mà nên dùng nước muối sinh lý và bông tăm để vệ sinh mắt cho bé, mỗi ngày 1 lần.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI