Trẻ 2 tuổi thường xuyên ngậm cơm? Đây là cách giúp trẻ chịu nhai cơm và hết biếng ăn mẹ ơi đừng lo!

Bước qua giai đoạn ăn dặm với bột, cháo, bún, nui trẻ 2 tuổi bắt đầu các bữa ăn chính với cơm. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng hợp tác ăn cơm tốt, một số trẻ thường xuyên ngậm cơm lâu và không chịu nhai, về lâu dài dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.

banner ads

Đây là thói quen ăn uống không hề tốt ở trẻ và mẹ cần phải lên kế hoạch cải thiện giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường sức khỏe.

1. Vì sao trẻ thích ngậm cơm?

be an dam
Trẻ thích ngậm cơm lâu dài dẫn đến biếng ăn

Với trẻ biếng ăn, việc ăn thực sự là "quá sức" đối với trẻ. Trẻ không cảm thấy ngon miệng và ít cảm giác đói nên dần hình thành phản xạ lười nhai, lười nuốt. Một phần nguyên nhân do chính cách chế biến thức ăn không hợp lý ở cha mẹ, một phần do cơ địa trẻ.

Theo đó, một số thức ăn có vị tanh hay quá dai, quá cứng bé cũng không thích và ngậm cơm. Đây là cách bé chống đối lại việc ăn cơm điều này cũng không có gì khó hiểu. Một số đồ ăn lại quá mềm, nhạt nhẽo hoặc đồ ăn không có khẩu vị mới khiến bé chán và ngậm cơm. Hoặc mẹ có thói quen trộn cơm với thức ăn, chan canh tạo thành thứ hổ lốn khiến trẻ không thấy thích thú và không muốn ăn nên ngậm thật chặt miệng.

Một số nguyên nhân có thể do mẹ vẫn cho trẻ ăn cháo khi trẻ được 2 - 3 tuổi khiến bé giai đoạn này thích nuốt hơn nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ khiến bé càng ngậm khi ăn cơm. Chưa kể, một số trẻ ngậm cơm có thể là sở thích của trẻ và lúc nào trẻ cũng ngậm cơm khi ăn. Do khi ngậm cơm lâu, men tiêu hóa chuyển thành đường tạo vị ngọt khiến bé thích thú.

2. Phương pháp trị tật "ngậm cơm" ở trẻ

Tập cho trẻ nhai đồ ăn cứng/ cơm

Học nhai rất quan trọng. Nhiều cha mẹ bỏ qua giai đoạn này đó là lí do vì sao có những đứa trẻ 2 - 3 tuổi vẫn ăn cháo hạt hoặc cháo xay nhuyễn. Học nhai không khó, cha mẹ chỉ cần chờ tới giờ cơm, nghĩa là nên để trẻ đói thì việc học ăn sẽ hiệu quả hơn, sau đó đưa đồ ăn mềm và cơm cho trẻ ăn. Ban đầu trẻ có thể biểu hiện khó ăn, ói nhưng đây chỉ là biểu hiện bình thường, vì trước giờ trẻ nuốt cháo nên chưa quen với thức ăn cứng và lợn cợn như đồ ăn thô và cơm.

Thời gian học nhai có thể khoảng 1 tuần - 1 tháng và lâu hơn nữa tùy vào sự kiên trì của cha mẹ. Khi bắt đầu cho trẻ học hãy cho trẻ ăn một ít cơm và thức ăn (khoảng 2 - 3 thìa cơm) và tăng dần số lượng theo thời gian. Môt số cha mẹ nóng vội muốn con ngay lập tức phải ăn được 1 chén cơm đầy nên sẽ dẫn đến thất bại trong việc học nhai và gây áp lực chuyện ăn uống cho con, từ đó dẫn đến việc biếng ăn kéo dài sau này.

Cho con tập trung khi ăn

an theo cau truc
Cho con tập trung khi ăn

Vừa ăn vừa xem phim, điện thoại, ipad hay đi rong đều là thói quen ăn uống xấu ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Cái hại trước mắt là trẻ mất tập trung khi ăn và không tập trung nhai, dẫn đến ngậm cơm và biếng ăn. Hại tiếp theo là dạ dày trẻ sẽ bị ảnh hưởng và có nguy cơ đau dạ dày khi trẻ còn nhỏ.

Việc bỏ thói quen cho trẻ vừa ăn vừa chơi không khó. Cha mẹ cần kiên trì và thực hiện từng ít một. Thời gian đầu nên giới hạn giờ ăn và giờ xem (tivi, điện thoại) cho trẻ, ví dụ mọi lần 3 bữa mẹ cho trẻ ăn đều phải xem video thì hãy cắt giảm xuống 2 bữa - 1 bữa - không còn.

Trẻ có thể phản đối bằng việc khóc lóc, ăn vạ và không ăn. Mẹ hãy bình tĩnh và giải thích cho trẻ hiểu vì sao không được vừa xem vừa ăn hay vừa đi chơi vừa ăn cơm. Trẻ 2 - 3 tuổi có thể chưa hiểu được những lời mẹ giải thích trong lần đầu, nhưng mẹ kiên trì nói với trẻ, trẻ sẽ hiểu ngay thôi.

Lưu ý việc chế biến món ăn cho trẻ

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định trẻ muốn ăn cơm hoặc không. Đồ ăn chế biến lại nhiều lần, mùi vị không hấp dẫn, món ăn cũ chắc chắn trẻ sẽ không thích và phản đối bằng việc không ăn hoặc ngậm cơm.

Chưa kể, thức ăn có vị quá tanh hay nhiều dầu mỡ, nhạt nhẽo hay quá mặn đều là nguyên nhân khiến trẻ ngậm cơm. Hãy thay đổi khẩu vị mỗi ngày khi nấu cho trẻ để kích thích vị giác của trẻ. Mẹ cũng nên kiểm tra xem hàm răng của trẻ đang ở giai đoạn nào để chế biến thức ăn phù hợp. Nếu trẻ đã mọc đủ răng hãy chế biến thức ăn thô hoàn toàn, trẻ chưa đủ răng có thể chế biến thức ăn mềm hơn.

Cho trẻ ăn đúng cấu trúc thức ăn theo từng giai đoạn

Một số cha mẹ cho trẻ ăn sai cấu trúc thức ăn trong từng giai đoạn dẫn đến biếng ăn và ngậm cơm sau này. Có những trẻ, khi được 2- 3 tuổi vẫn ăn cháo hay trẻ đến 10 tháng tuổi vẫn ăn bột và chưa được chuyển sang cấu trúc cháo xay và cháo hạt.

Theo các chuyên gia, khi trẻ mới ăn dặm thì cho ăn thức ăn thật mềm hoặc lỏng. Khi trẻ được 10 - 12 tháng nên cho trẻ ăn các loại thức ăn sền sệt như cháo hay súp. Khi trẻ qua 1 tuổi có thể tập ăn cơm mềm và dần dần tăng lên cơm hạt, thức ăn xé nhỏ...

Cấu trúc thức ăn đúng sẽ giúp trẻ thích nghi với việc ăn uống tốt hơn. Nhờ vậy trẻ sẽ chấm dứt được hiện tượng ngậm thức ăn sau này.

Với những chia sẻ trên, chúc mẹ có thể cải thiện được bệnh ngậm cơm ở trẻ và giúp con hết biếng ăn, ăn ngon miệng, phát triển hoàn thiện hơn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI