1. Nhiệm vụ của lá gan
Gan gánh vác trọng trách trung tâm của việc trao đổi chất. Gan thực hiện các nhiệm vụ phân giải, tổng hợp, điều tiết các chất: đường, đạm, chất béo, vitamin, hormone… Nó tàng trữ đường glycogen, chất béo, vitamin… khi cần thiết có thể theo đó mà cung ứng. Các độc chất, thuốc men vào cơ thể, gan sẽ giải độc, biến chúng thành chất vô hại và nó sẽ theo mật và nước tiểu bài tiết ra ngoài. Gan còn đóng vai trò tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ cơ thể.
Với những điều trên, gan chính là nơi đảm bảo điều kiện bình thường cho máu. Vì thế, chỉ cần gan yếu đi một chút thì dòng máu sẽ xấu đi, gây nguy hại cho toàn thân. Cho dù chức năng giảm suy giảm một chút thì lượng chất thải trong máu cũng đã tăng, sự cân bằng các thành phần trong huyết dịch bị rối loạn, sự trao đổi chất suy giảm.
Gan luôn làm việc không ngừng nghỉ, nhưng nếu gánh nặng vừa phải thì nó không phát sinh vấn đề gì. Thế nhưng với cuộc sống hiện đại, gánh nặng lên gan đã trở nên quá sức.
2. Dấu hiệu bệnh gan
- Đổi màu da: Người bệnh gan thường có da vàng hơn bình thường, ngoài ra, màu mắt và nước tiểu của người bị bệnh đều có màu vàng đục, đậm. Việc này còn được gọi là hiện tượng vàng da, và đây cũng là một trong số các triệu chứng đầu tiên của người bệnh gan.
- Chảy máu mũi: Hay bị chảy máu mũi không hẳn là triệu chứng bệnh gan. Thường thì nếu bị chảy máu mũi và cơ thể bị bầm tím có thể là sự báo hiệu cơ thể bạn bị thiếu protein hoặc tệ hơn là bệnh gan.
- Quan sát màu phân khi đi ngoài thấy không bình thường: Khi quan sát thấy màu của phân thay đổi cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng gan. Người mắc bệnh gan cũng thường xuyên cảm thấy quặn ruột và đi tiêu đột xuất.
- Có những dấu hiệu lạ vùng bụng: Các dấu hiệu lạ đó có thể là sưng dưới xương sườn bên phải. Nó có thể gây áp lực nặng nề lên cơ hoành và khiến bạn đau khi thở.
- Chế độ ăn uống thay đổi: Thường thì người bệnh gan sẽ cảm thấy kém ăn, nhiều trường hợp bị giảm cân, rối loạn chức năng gan, thiếu máu và hay có cảm giác buồn nôn.
- Màu sắc và hình dạng móng tay thay đổi: Bạn đừng bao giờ bỏ qua đặc điểm này nhé. Màu sắc và hình dạng móng tay cũng có thể chỉ ra bạn có mắc bệnh gan hay không. Nếu móng tay cong, màu trắng có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh gan.
- Đau đầu, chóng mặt, co thắt, trầm cảm, dễ cáu gắt.
Trên đây là một số dấu hiệu bên ngoài dễ nhận biết của người bệnh gan. Hãy thường xuyên theo dõi cơ thể mình và những người xung quanh. Nếu bạn gặp những triệu chứng trên, hãy đi khám để bác sĩ kiểm tra chắc chắn cho bạn.
3. Gạo lức là gì?
Gạo lứt, còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.
Trong gạo lứt có chứa 30% chất đạm, gấp 4 lần vitamin B1, chất dầu béo gấp 3-5 lần, axit pantothenco gấp 4 lần so với gạo thông thường. Trường hợp gạo trắng qua quá trình xay, giã, 77% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg.
4. Tác dụng thanh lọc gan của trà gạo lức rang
Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu.
Lấy kinh nghiệm từ một bệnh nhân bị chai gan nặng nhưng đã được “tái sinh” thần kỳ nhờ uống nước gạo lứt rang, BS. Renée Welhouse (Mỹ) đã áp dụng thử nghiệm cho những bệnh nhân khác với loại nước uống này. Sau đó, bác sĩ đã thực hiện cuộc phân tích máu của một số người, kết quả thật bất ngờ: những người thanh lọc gan bằng nước gạo lứt có máu rất sạch, hồng huyết cầu rất tròn và huyết thanh rất trong. Trong khi ở nơi những người khác, hồng huyết cầu một là méo mó, hai là đầy rẫy những độc tố và ký sinh trùng (Para-sites).
4.1. Cách rang gạo lứt
– Chọn mua gạo lứt hạt tròn hay dài (gạo hữu cơ là tốt nhất)
– Trước khi rang, không rửa gạo trước khi rang, vì làm như vậy có thể làm cho người bị nóng hơn bình thường, chỉ nhặt bỏ những hạt gạo xấu.
– Gạo lứt đổ vào chảo, dùng đũa đảo đều để hạt gạo không bị cháy, rang đến khi có mùi thơm và hạt nâu đạm hay nhạt tùy thích và săn lại thì tắt bếp. Đợi nguội cất vào lọ thủy tinh dùng dần.
4.2. Cách nấu trà gạo lứt
– Một muỗng canh gạo lứt rang cho một lít nước.
– Nấu theo tỷ lệ một muỗng canh với một lít nước trong nồi Slow Cooker (nồi nấu chậm mà các mẹ hay dùng để nấu đồ ăn dặm cho bé đó), chọn chế độ nấu nóng (low), từ 8 đến 10 tiếng. Có thể nấu vào buổi tối trước khi đi ngủ, như vậy buổi sáng trước khi đi làm có thể cho vào bình thủy mang theo, hoặc nấu buổi sáng và đến chiều tối thì xong.
– Nên uống nước trà gạo lứt rang với độ nóng thích hợp tùy từng người từ 2 đến 3 lít mỗi ngày. Nước trà gạo lứt rang không nên để trong nồi quá một ngày, vì sẽ làm nước bị đục và có thể bị thiu. Nếu dùng không hết, nên rót ra, để nguội cho vào tủ lạnh. Trước khi uống chỉ việc hâm nóng là được.
– Xác gạo lức khi nấu xong không nên bỏ, vì có thể ăn như cháo và làm nhẹ bụng. Người mới bệnh dậy, hoặc đầy bụng, hoặc chán không biết ăn gì (vì quá thừa thãi), cứ ăn vài ngày để giúp bao tử làm việc nhẹ nhàng, sẽ thấy thèm và thích ăn.
– Tốt nhất là nấu trà gạo lứt bằng nồi Slow cooker, đừng nấu trên bếp ga vì nước gạo sẽ không được trong.
4.3. Cách uống trà gạo lức
Nên uống thay thói quen uống nước trà. Uống khi khát, uống bất cứ lúc nào. Nếu muốn uống nóng thì đổ vô bình thủy giữ nhiệt, rồi uống dần ngày đêm.
Lưu ý:
- Nên dùng gạo lứt hạt tròn.
- Nên uống nước gạo lứt rang ở độ nóng thích hợp với mình từ 2-3 ly một ngày. Nước gạo lứt rang không nên để lâu trong nồi quá 1 ngày, vì sẽ làm nước bị đục và có thể bị thiu. Vậy nếu dùng không hết, hoặc không có bình thủy, nên sớt ra, để nguội và cất trong tủ lạnh. Trước khi uống chỉ việc hâm nóng là được
- Xác gạo lứt khi nấu xong không nên bỏ, vì có thể ăn như cháo và làm nhẹ bụng. Người mới bệnh dậy, hoặc đầy bụng, hoặc chán ăn không biết ăn gì (vì quá thừa thãi), cứ ăn vài ngày để giúp bao tử làm việc nhẹ nhàng, sẽ tạo sự thèm và thích ăn.
5. Tác dụng đối với sức khỏe
- Không chỉ thanh lọc gan, trà gạo lứt còn giúp cho bạn có nước da hồng hào sáng, đẹp vì làm cho máu sạch, không chứa độc tố. Các chị nhiều khi không cần phải xài kem dưỡng da vì da đã trở nên láng tự nhiên.
- Bớt hoặc không còn nhức mỏi mỗi khi trời lạnh. Cộng với chế độ ăn uống tốt thì giảm cân nhanh. Chữa dứt chứng táo bón kinh niên. Miệng, mồ hôi không còn mùi hôi thối. Trị nhức vai, mỏi xương sống.
- Uống trường kỳ, uống theo thói quen của người uống trà sẽ hết được bệnh gout, chứng phong thấp của người già. Cơ thể tăng sinh lực, không còn thấy uể oải hay mỏi mệt. Người lớn tuổi không còn bị đi tiểu đêm nhiều lần...
Chú ý : Lúc khởi sự uống nước gạo lứt, sau 3-4 tuần, có một số người bình thường ít ăn rau, hoặc những người ăn nhiều thức ăn cay, nóng trước kia có thể sẽ cảm thấy nóng trong người, đôi khi có người còn bị lở miệng, nhưng đừng lo lắng, cứ việc uống tiếp tục vài ngày sẽ hết. Sau đó cơ thể tự điều hòa trở lại bình thường.
Phương pháp tẩy độc cho gan bằng nước gạo lứt rang tuy đơn giản nhưng hiệu quả của nó rất lớn. Bạn nên uống nước trà gạo lức rang thay cho nước trà hằng ngày hay nếu không có điều kiện thì mỗi tháng nên uống theo cách này khoảng 10 ngày, các bạn sẽ thấy có sự thay đổi tích cực.
Giáng Ngọc