1. Ngày kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là những thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại ở cơ thể của con gái dưới sự điều khiển của hormone sinh dục. Chu kỳ kinh nguyệt của con gái xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Tuy nhiên có nhiều trường hợp xảy ra trong khoảng 2 – 7 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trung bình khoảng 28 ngày được tính từ ngày đầu tiên của một chu kỳ có kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Có những trường hợp ngoại lệ là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 – 35 ngày và có thể lên đến 45 ngày đối với người mới dậy thì.
Những dấu hiệu ở cơ thể khi xuất hiện kinh nguyệt
- Xuất hiện dịch nhầy ở cổ tử cung : Dịch nhầy khi ra âm đạo của nữ giới, sẽ chuyển thành khí hư có màu vàng nhẹ giống với màu kem.
- Đau tức ngực : Hàm lượng progesterone trong cơ thể của chị em phụ nữ sẽ tăng lên rất nhiều, từ đó khiến cho ngực trở nên căng tức.
- Đau bụng dưới : Đi kèm theo tình trạng đau bụng dưới có thể là các triệu chứng như đầy bụng, đầy hơi, khó chịu…
- Nhu cầu tình dục tăng cao : Hàm lượng hormone progesterone tăng cao so với bình thường, nồng độ LH có sự biến đổi mạnh mẽ chính là nguyên nhân thúc đẩy sự ham muốn tình dục của chị em lên cao, trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
2. Cách tính ngày kinh nguyệt
2.1 Tính ngày kinh nguyệt theo khoa học
Bạn hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày bắt đầu, là ngày kinh nguyệt xuất hiện.
Theo dõi lần có kinh nguyện kế tiếp và đánh dấu lại.
Từ đó bạn biết được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được vòng kinh nguyệt của mình.
Ví dụ :
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 2/6.
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 30/6.
Như vậy, suy ra vòng kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.
Theo dõi liên tục như vậy trong khoảng 6 tháng, chúng ta có thể tính được trung bình vòng kinh của mình, từ đó có thể xác định một cách chính xác ngày tiếp theo mà “đèn đỏ” sẽ xuất hiện.
2.2 Tính chu kỳ kinh nguyệt nhờ máy Cyclotest myWay
Áp dụng phương pháp SymptoThermal – thông qua việc kiểm tra nhiệt độ để đem đến kết quả chính xác về ngày kinh nguyệt của bạn.
Tùy theo tình hình, có thể lựa chọn một trong 2 chế độ: “kiểm tra chu kỳ” hoặc “lập kế hoạch có con”.
Cyclotest myWay có một nhiệt kế được làm từ nhựa nhiệt dẻo Elastomer (TPE) cho phép người dùng thoải mái đăt cố định bên dưới lưỡi theo công nghệ Đức và được chứng nhận CE.
Tính năng bổ sung
- Lời khuyên chăm sóc da hữu ích phù hợp với tình trạng da trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
- Cảnh báo PMS: cảnh báo về những ngày nào các triệu chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện.
- Tính toán và theo dõi các chỉ số khối lượng cơ thể (BMI).
- Tự nhiên và hoàn toàn không có tác động trực tiếp đến các nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ và mang lại kết quả tính ngày kinh nguyệt chính xác hơn so với cách tính ngày theo lịch.
2.3 Tính ngày kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng
Vì kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, nên bạn phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên để biết chính xác thồi gian chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường bao lâu. Trong một chu kỳ kinh nguyệt thường trải qua ba giai đoạn, đó là giai đoạn nang noãn, giai đoạn hoàng thể và giai đoạn hành kinh.
Dựa theo chu kỳ kinh nguyệt, ta có thể tính chu kỳ rụng trứng như sau :
Gọi Y là tổng số chu kỳ kinh, X là ngày trứng rụng và ta có công thức Y-14=X
- Với chu kỳ ngắn nhất : bạn trừ đi 18 ngày, kết quả tìm ra chính là ngày đầu tiên của khoảng thời gian bạn có khả năng thụ thai cao nhất.
- Với chu kỳ dài nhất : bạn trừ 11 ngày. Kết quả của phép tính chính là ngày cuối cùng trong khoảng thời gian thích hợp mà bạn có khả năng thụ thai cao.
- Với những chị em chu kỳ kinh không đều : Vẫn có thể sử dụng cách trên, nhưng sẽ vất vả trong quá trình tính số ngày rụng trứng theo từng tháng, vì khi đó có thể xảy sai sót, dẫn đến tính chính xác và hiệu quả không cao.
3. Lợi ích của việc tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn xác
3.1 Có thể tác động đến ngày kinh nguyệt theo ý muốn
Chị em có thể chủ bị mọi thứ chu đáo hơn khi đến ngày đền đỏ có những sự việc xảy ra làm ảnh hưởng đến công việc hay những chuyến đi chơi của mình. Bạn có thể sử dụng thuốc tránh thai để dời ngày đèn đỏ đến muộn hơn, vì trứng không rụng thì lớp niêm mạc của máu vẫn ở trong tử cung và ngày kinh nguyệt đến muộn hơn.
Phụ nữ đang mắc bệnh thiếu máu, suy gan, ung thư vú, viêm tắc tĩnh mạch, tăng sản nội mạc tử cung, Lupus ban đỏ không được sử dụng phương pháp này.
Một lưu ý nhỏ cho chị em phụ nữ là chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai khi cần thiết vì nó gây ra những tác dụng phụ thì rối loạn nội tiết trong cơ thể, lên cân nhẹ, thay đổi tâm lý, ra huyết âm đạo…
3.2 Tránh thai hoặc thụ thai theo ý muốn
3.2.1 Thụ thai thành công
Thời điểm vàng để thụ thai thành công là khoảng 3-4 ngày trước và sau ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó, thời điểm dễ thụ thai nhất là trước và sau khi rụng trứng 1 ngày hoặc bạn có thể quan hệ trước 6 ngày rụng trứng, thì khả năng có thai vẫn rất cao.
Việc thụ thai thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tinh trùng khỏe, sức khỏe của cặp vợ chồng, tần suất yêu,...
3.2.2 Tránh thai trong ngày rụng trứng
- Thời điểm an toàn tương đối : Là ngày bắt đầu có kinh nguyệt đến mốc thời điểm nguy hiểm. Ở thời điểm này trứng sắp rụng, trong khi tinh trùng của nam giới lại có thể sống trong cơ thể của người phụ nữ từ 2 - 3 ngày và nếu trứng rụng sớm thì việc thụ thai vẫn có thể xảy ra.
- Thời điểm an toàn gần như tuyệt đối : Là khoảng thời gian có thể quan hệ mà không xảy ra hiện tượng thụ thai. Thời gian này được tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm cho đến ngày hành kinh tiếp theo, bắt đầu một chu kỳ mới. Thời điểm này do trứng mới rụng và đang trong quá trình phân hủy, chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt sắp tới, nên khả năng thụ thai sẽ không xảy ra.
Tính ngày kinh nguyệt là điều cần thiết để những ngày ấy không làm ảnh hưởng cuộc sống thường ngày của chị em phụ nữ. Hãy để những ngày ấy trôi qua thật nhẹ nhàng và không làm trở ngại gì nhé, theo dõi cơ thể thường xuyên để nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt, cũng chính là cách để theo dõi sức khỏe sinh sản của mình nữa đấy bạn nhé.
Chi Lê tổng hợp