Thực hư việc sử dụng lá trầu không chữa bệnh ho, thông đờm cho trẻ nhỏ

Thời gian gần đây trên các diễn đàn, các hội nhóm trên facebook có truyền nhau một bài thuốc trị ho, thông đờm cho bé bằng việc sử dụng lá trầu không. Thực hư phương pháp trị ho thông đờm này thế nào, cùng tìm hiểu nhé.

banner ads

Một tài khoản facebook Nguyenxx chia sẻ: “ Để trị ho, long đờm cho trẻ, bạn chỉ cần dùng 2 lá trầu không hơ nóng, sau đó dùng dầu tràm thoa lên ngực trẻ và đặt lá trầu đã hơn nóng ở trước ngực, một lá sau lưng. Sau vài phút nước mũi bé sẽ chảy ra ròng ròng, hệ hô hấp tốt lên trông thấy, việc hít thở của trẻ sẽ được thông suốt ”.

Rất nhiều bà mẹ bỉm sữa băn khoăn liệu chia sẻ của tài khoản Nguyenxx trên facebook có đúng và có hiệu quả thực sự, liệu cách này có tác dụng phụ gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp phần nào những băn khoăn kể trên.

Tác dụng của lá trầu không theo Đông y

tac dung cua la trau khong theo dong y
Lá trầu không có thể sử dụng trong trường hợp viêm họng, cảm cúm

Theo Đông y, trầu có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tính năng hạ khí, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí.

Lá trầu được sử dụng trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương,… đặc biệt rất tốt trong việc điều trị các bệnh phụ khoa mang đến hiệu quả cao.

Lá trầu có tác dụng chữa ho khá nhanh vì trong thành phần của trầu không có chưa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ làm tan đờm mà còn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng kéo dài gây ra.

banner ads

Lá trầu không có trị được ho, thông đờm cho trẻ nhỏ?

tre ho dom
Trẻ ho có đờm cần được điều trị sớm

Nếu theo "kiến thức truyền miệng" được chia sẻ rầm rộ trên mạng, phương pháp trị ho, long đờm cho trẻ nhỏ bằng lá trầu không thật sự là một “thần dược” thì theo các bác sĩ, phương pháp trị ho long đờm bằng lá trầu không chỉ là tin truyền miệng và không có giá trị chữa bệnh ho, sổ mũi cho trẻ.

Thực tế cho đến nay, chưa có tài liệu nào, kể cả là Đông y ghi chép về bài thuốc trị ho, sổ mũi cho trẻ bằng lá trầu không. Phần lớn lá trầu không được sử dụng trong các bài thuốc chống viêm loét, giảm đau,… đặc biệt có hiệu quả điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa của phụ nữ.

Cũng theo các bác sĩ, việc đắp lá trầu không hơ nóng cùng việc thoa dầu nóng lên ngực trẻ hoàn toàn phản khoa học, ngoài ra còn có thể gây bỏng cho trẻ nếu lá trầu quá nóng. Đặc biệt, với các bé dưới 1 tuổi, làn da non nớt của trẻ không nên dùng bất kể loại dầu có tính nóng nào để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Trong cuốn “Để con được ốm” của bác sĩ Trí Đoàn cũng có để cập đến vấn đề ho của trẻ, theo đó: “Ho là một phản ứng của trẻ để tống khứ đờm ra ngoài. Nguyên nhân trẻ ho thường do nhiễm vi rút, trẻ sẽ bị ho sau 5-7 ngày sẽ hết hoặc dài hơn tùy vào loại vi rút nhiễm hoặc sức đề kháng của trẻ nhỏ”. Do đó, mẹ hãy kiên nhẫn đợi trẻ ho - tống xuất vi khuẩn qua đường thở, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Nếu thấy trẻ ho đờm nhiều, có dấu hiệu không tốt đến sức khỏe nên cho trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

Mẹo chữa ho theo dân gian đơn giản, hiệu quả và an toàn

Để trị ho cho bé mà không cần dùng tới kháng sinh, mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc chữa ho theo dân gian dưới đây.

Dùng tỏi trị ho

triho bang toi
Dùng tỏi trị ho cho trẻ

Tỏi có vị cay, tính ấm, không chỉ là một loại gia vị trong chế biến món ăn mà còn là một vị thuốc có tác dụng cực tốt trong việc điều trị ho. Tỏi kết hợp với mật ong sẽ làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.

Khi bị ho, bạn có thể lấy 4 – 5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Nên để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê.

Trị ho với húng chanh, đường phèn

Trong Đông y, húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt…

Sử dụng lá húng chanh trị ho bằng cách: Rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1-2 lần/ngày đến khi hết ho.

Lá hẹ đường phèn giúp tiêu đờm, giảm ho

Từ lâu lá hẹ kết hợp với mật ong, đường phèn được coi là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Trong lá hẹ không có độc tính, dùng rất đơn giản. Bạn có thể lấy 1 nắm nhỏ lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy rồi chắt lấy nước uống để tiêu đờm, làm dịu cơn ho.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI