Hôn nhân luôn là lời hứa cao nhất trong tình yêu. Việc kết hôn là sự tự nguyện đến với nhau của hai bên. Và, thủ tục đăng ký kết hôn cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà mọi cặp đôi cần quan tâm. Đăng ký kết hôn thứ nhất là làm đúng pháp luật và sau đó là thực quyền và nghĩa vụ vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình quy định. Nếu hai bên đến với nhau bằng tình yêu thì đăng ký kết hôn sẽ là bằng chứng tình yêu được luật pháp công nhận. Vì thế, để có được một hôn nhân hạnh phúc, để các bên có trách nhiệm với nhau thì cần phải đăng ký kết hôn.
1. Thủ tục đăng ký kết hôn là gì?
Thủ tục đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý xác nhận rằng bạn và nửa kia của mình đang có mối quan hệ vợ/chồng và được nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công nhận. Đây là cơ sở để luật pháp bảo về quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi người trong hôn nhân. Nó có thể liên quan đến trách nhiệm, lợi ích,….. giữa đôi bên về sau.
Tìm hiểu kĩ các thủ tục đăng ký kết hôn sẽ giúp các cặp đôi tiết kiệm rất nhiều thời gian. Ảnh Internet.2. Thủ tục đăng ký kết hôn gồm những gì?
2.1. Giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn
Khi bạn và người ấy của mình quyết định đăng ký kết hôn thì cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu của nước Việt Nam.
- Bản sao hộ khẩu của gia đình.
- Chứng minh nhân dân có công chứng của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) phường, xã gần nhất. Hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp.
- Trường hợp đã từng kết hôn thì phải có thêm giấy xác nhận quyết định ly hôn của tòa án.
2.2. Đối tượng được đăng ký kết hôn
Không phải ai cũng đăng ký kết hôn được. Sau đây là những đối tượng được đăng ký giấy kết hôn theo luật định của nước Việt Nam.
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì được đăng ký kết hôn.
- Quyết định kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định chứ không ép buộc.
- Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự của mình.
Các trường hợp cấm kết hôn theo luật định là:
- Kết hôn giả tạo, cưỡng ép kết hôn.
- Đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác.
- Người mất năng lực hành vi dân sự như điên, tâm thần,…
- Không kết hôn khi có dòng máu họ hàng.
- Không đăng ký kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.
2.3. Nơi làm thủ tục đăng ký kết hôn
Sau khi chuẩn bị đủ mọi giấy tờ cần thiết thì bạn và một nửa tương lai của bạn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch. Bạn và vợ/chồng tương lai ký tên vào sổ hộ tịch và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Đồng thời bạn và vợ/chồng tương lai của bạn cùng ký vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
2.4. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Đối với trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày.
2.5. Lệ phí đăng ký kết hôn
Đăng ký kết hôn thì có mất phí không? Câu trả lời là không bạn nhé! Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn. Mặc dù trước đó lệ phí là 30.000VNĐ nhưng đến hiện tại là 0VNĐ.
3. Một số lưu ý khi tiến hành làm thủ tục đăng ký kết hôn
- Trường hợp một bên nam, nữ đăng ký kết hôn tại một xã, phường, thị trấn khác thì bắt buộc phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của nơi cư trú xác nhận về tình trạng hôn nhân của bản thân.
- Trường hợp người đang có thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của cơ quan Ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở đó.
- Đối với người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì xác nhận tình trạng hôn nhân do Thủ trưởng đơn vị xác nhận.
4. Đăng ký thủ tục kết hôn trễ hoặc không đăng ký có bị phạt không?
Hoàn toàn không bị phạt gì nhé các bạn. Chỉ có điều là nếu không đăng ký kết hôn thì khi các bạn xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp hay có vấn đề gì đó tiêu cực thì pháp luật sẽ không vào cuộc hay can thiệp!
5. Thủ tục đăng ký kết hôn của Đảng viên, công an nhân dân
Để có thể kết hôn với đảng viên, cán bộ công an, ngoài những thủ tục kết hôn như những công dân bình thường, bạn và gia đình phải thực hiện thẩm tra lý lịch trong vòng 03 đời. Những trường hợp không được kết hôn với đảng viên, cán bộ công an:
- Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Mỹ ngụy.
- Cha mẹ có án, liên quan án hoặc đang chấp hành nhận án của Tòa án Việt Nam.
- Gia đình hoặc chính bạn theo đạo Tin lành, Công giáo…..
- Các thành viên trong gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
- Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài, kể cả có nhập tịch.
6. Thủ tục đăng ký kết hôn online
Hiện nay, để giúp phục vụ tốt hơn cho người dân, cũng như để quá trình làm thủ tục được thuận tiện nhanh chóng hơn, tăng cường sự tương tác giữa người dân và chính quyền trên môi trường mạng, đồng thời nâng cao tính công khai minh bạch thì thủ tục đăng ký kết hôn online cũng đã được triển khai trên nhiều tỉnh thành và có những kết quả nhất định.
- Nếu bạn sinh sống tại Hà Nội và muốn triển khai đăng ký kết hôn qua mạng. Bạn hãy vào egov.hanoi.gov.vn làm theo các hướng dẫn để có thể tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn nhanh nhất có thể nhé.
- Ở một số tỉnh thành như Biên Hòa, An Giang, Bình Thuận,…..đã kí hợp tác với Zalo nhằm xây dựng một chính quyền điện tử 4.0. Khi đến nộp hồ sơ để đăng ký thì sẽ nhận được biên nhận điện tử ngay trên Zalo hoặc quét mã QR in trực tiếp bằng giấy để tra cứu và xử lý tại nhà.
7. Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2
Nếu như bạn trong trường hợp đăng ký kết hôn lần 2 hoặc lần thứ n, bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ những bước theo thủ tục đăng ký kết hôn đã được đề cập, là đã có thể có chứng nhận đăng ký kết hôn của pháp luật Việt Nam rồi nhé!
8. Thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới
Đối với các cặp đôi đồng giới thì nhà nước Việt Nam không cấm việc họ kết hôn với nhau, nhưng nhà nước ta vẫn không chấp nhận làm giấy phép kết hôn cho người đồng giới.
Thủ tục đăng ký kết hôn được hoàn tất nghĩa là hai người đã tự nguyện đến với cuộc sống hôn nhân một cách nghiêm túc, bạn và người bạn đời của mình có trách nhiệm hơn với nhau. Vì rằng "Hôn nhân đâu phải trò đùa", và mùa cưới hỏi đang đến gần, hãy tham khảo thông tin chia sẻ trên của Yeutre.vn để biết được những gì cần làm khi làm thủ tục đăng ký kết hôn bạn nhé!
Khánh Kim tổng hợp