Thói quen cắn móng tay của trẻ nói lên điều gì?

Không chỉ mút tay, trẻ nhỏ cũng rất thích cắn móng tay. Nếu mẹ nhận thấy con có thói quen cắn móng tay thường xuyên, mọi lúc mọi nơi có thể trẻ đang gặp các vấn đề về tâm lý.

banner ads

1. Vì sao trẻ cắn móng tay?

Trẻ cắn móng tay vì tò mò, hiếu động

Hành vi cắn móng tay của trẻ có thể do trẻ tò mò, hiếu động, bắt chước người lớn hoặc tâm lý bất ổn như chán nản, stress. Với trường hợp trẻ tò mò, hiếu động mẹ hoàn toàn không cần lo lắng, vì trẻ sẽ dễ dàng từ bỏ thói quen xấu này khi lớn lên.

Tuy nhiên, nếu trẻ cắn móng tay và có các dấu hiệu như bứt rứt, khó chịu, cắn chảy máu móng tay, thay đổi tính nết... có thể bé đang rơi vào trạng thái stress nặng và mẹ cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

banner ads

2. Tác hại của việc cắn móng tay

Ngoài việc cắn móng tay do tổn thương tâm lý, trẻ cắn móng tay theo thói quen, tò mò cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe như:

Gây tổn thương khớp răng

Theo các bác sĩ, cơ hàm trẻ nhỏ còn rất yếu và chưa hoàn thiện, việc cắn móng thường xuyên sẽ khiến răng bị mòn, rạn nứt, lâu ngày có thể làm chết tủy và gây nhiễm trùng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì sẽ ảnh hưởng tới sức nhai cũng như cách phát âm của trẻ.

Chưa kể, khi chết tủy, răng sẽ bị nhiễm trùng khiến trẻ có nguy cơ bị hỏng hàm, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ của trẻ khi trưởng thành.

Nhiễm các bệnh giun sán, hô hấp

Việc gặm nhấm ngón tay thường xuyên sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc đường ruột như giun, sán. Do tay trẻ không phải lúc nào cũng được mẹ vệ sinh sạch sẽ, vì vậy khi cho tay vào miệng, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây ra bệnh.

Ảnh hưởng tới móng tay

Theo các chuyên gia, việc trẻ cắn móng tay thường xuyên và hình thành thói quen có thể diễn ra trong vô thức. Có nghĩa là, thậm chí trẻ không biết mình cắn móng tay và cắn cụt hết móng, gây chảy máu móng tay. Hành động này lâu dài có thể gây tổn thương móng, nhiễm trùng móng.

Ảnh hưởng tới thần kinh

Cắn móng tay nhiều do trẻ bị stress

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc trẻ cắn móng tay với thái độ tiêu cực, thường xuyên sẽ ảnh hưởng nặng nề tới thần kinh và sự phát triển não bộ của trẻ. Bởi cắn móng tay được xem là triệu chứng điển hình của stress. Nó cũng được xếp vào một trong những rối loạn kiểm soát xung đột và thường gặp ở các bé trai, độ tuổi từ 5 - 10.

Những đứa trẻ này có thể đang gặp áp lực trong việc học tập dẫn đến tình trạng cắn móng tay. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là, trẻ không thể biết tại sao mình lại cắn móng tay và khó có thể từ bỏ được thói quen xấu đó.

Vì vậy, cha mẹ cần phải quan tâm tới quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ để giúp con phát triển tinh thần một cách tốt nhất, tránh làm tổn hại tới thần kinh của trẻ vì những hậu quả về tổn thương thần kinh để lại rất nặng nề.

3. Giúp trẻ từ bỏ thói quen này như thế nào?

Nếu cha mẹ phát hiện trẻ thường xuyên cắn móng tay nhưng lại cho rằng đây chỉ là vấn đề bình thường và không đáng quan tâm thì cần suy nghĩ lại. Cắn móng tay không chỉ là thói quen mà nó còn cảnh báo trẻ đang gặp những rắc rối về tâm lý. Chưa kể, nếu cha mẹ không can thiệp sớm, để tình trạng này diễn ra quá lâu trẻ càng khó từ bỏ.

- Tốt nhất, cha mẹ cần thường xuyên quan tâm tới tâm sinh lý của trẻ. Không tạo áp lực cho trẻ trong vấn đề học tập cũng như cuộc sống. Ngoài ra, cha mẹ không nên phạt trẻ vì thói quen này, vì đây là thói quen thậm chí trẻ còn không tự chủ được và làm trong vô thức.

- Hãy đánh lạc hướng trẻ sang vấn đề khác khi thấy con vừa cắn móng tay. Điều này sẽ giúp trẻ tạm thời quên đi việc cắn móng tay.

- Kiên trì giải thích, nói chuyện nhẹ nhàng với con để con từ bỏ thói quen xấu này.

- Cha mẹ không nên chỉ nói mà cần hành động cùng con. Khi nào thấy con cắn móng tay, ngay lập tức nhắc nhở. Dần dần, bằng sự kiên trì, động viên của cha mẹ và sự kiên trì của bản thân, trẻ sẽ từ bỏ được thói quen này thôi.

Yeutre. vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI