Đoán bệnh của trẻ qua màu sắc lưỡi

Những thay đổi màu sắc của lưỡi bé cũng là một trong những dấu hiệu cho biết trẻ đang gặp các vấn đề sức khỏe nào đó. Cùng đoán bệnh của bé thông qua những thay đổi màu sắc lưỡi dưới đây nhé!

banner ads

Lưỡi màu trắng dày

Lưỡi màu trắng dày là dấu hiệu cho biết trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa do chức năng dạ dày bị suy giảm. Nguyên nhân có thể do trẻ bú quá nhiều sữa hoặc ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ khó tiêu.

Thông qua màu sắc lưỡi có thể biết được sức khỏe của bé

Khi trẻ bị rối loạn về đường tiêu hóa thường có các triệu chứng đi kèm như đầy hơi, đau dạ dày, tiêu chảy, chán ăn. Một số bé có thể bị nôn ói khi ăn. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa miệng bé sẽ có mùi chua, kèm một lớp màu trắng hoặc vàng dày bám dính ở lưỡi bé.

Cách chăm sóc

: Thường xuyên vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé trước, sau bữa ăn và sau khi ngủ dậy.

Dùng rơ lưỡi để làm sạch lưỡi của bé mỗi ngày. Ngoài ra mẹ có thể dùng nước rau ngót để tưa lưỡi cho bé cũng rất hiệu quả.

Sau bữa ăn mẹ nên mẹ nên cho bé uống một thìa nước để làm sạch miệng. Nếu bé đang bú mẹ thì không cần thiết.

Tăng rau xanh và chất xơ vào thực đơn để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Với những bé trên 6 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn dặm chuối, sữa chua để cải thiện đường tiêu hóa. Lưu ý không nên cho trẻ ăn chuối và sữa chua khi đói.

Lưỡi xuất hiện đốm đỏ phân bố hình bản đồ

Đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm lưỡi bản đồ. Những đốm này sẽ nằm rải rác như hình bản đồ, bao quanh là vành trắng dày sừng. Trên lưỡi có hình bản đồ và những viền màu trắng, trong màu đỏ và có xu hướng ngày càng làn rộng ra.

Khi lưỡi trẻ có những bất thường cha mẹ chớ xem thường

Trẻ bị viêm lưỡi bản đồ sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Bệnh phát triển nặng lên trẻ sẽ chán ăn, khó ngủ, với trẻ sơ sinh thường có biểu hiện quấy khóc, thân nhiệt tăng, ra nhiều mồ hôi, da xỉn nhạt, lòng bàn tay lạnh.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm lưỡi bản đồ

: Khi trẻ có những dấu hiệu nêu trên mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chỉ định đơn thuốc điều trị phù hợp. Các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh kháng khuẩn bội nhiễm kết hợp với sử dụng tăng cường các nhóm vitamin B như B1, B2 và B6 cùng vitamin C.

Ngoài ra không được cho bé ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị tránh tiếp xúc với các loại nước uống chứa cồn.

Tăng ăn rau xanh và nhóm trái cây có màu đỏ thẫm.

Lưỡi màu đỏ, khô

Đây là dấu hiệu cho biết có thể trẻ đang bị sốt. Vì khi thân nhiệt tăng cao, lưỡi sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm, khô và ngắn hơn bình thường. Những triệu chứng này nếu đi kèm với phân khô, miệng bé có mùi hôi thì chứng tỏ bé đã bị sốt cao vài ngày. Nguyên nhân có thể do trẻ bị viêm đường hô hấp cấp, sốt virus hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.

Lưỡi khô là bé đang bị sốt

Cách chăm sóc

: Khi trẻ có những triệu chứng nêu trên đầu tiên các bậc phụ huynh cần kẹp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi thân nhiệt của bé. Bên cạnh đó dùng khăn ấm chườm nóng và đắp lên trán để hạ sốt.

- Trong trường hợp bé sốt cao trên 38 độ C nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại dành riêng cho trẻ em. Cho trẻ uống nhiều nước, nếu cần thiết nên cho uống thêm dung dịch điện giải để bù mất nước.

- Ngoài ra nên cho trẻ nghỉ ngơi, mặc quần áo rộng thoáng và ăn thức ăn dạng lỏng ít béo như cháo, súp, nước trái cây…

- Nếu trẻ sốt cao kéo dài nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và có cách điều trị phù hợp.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI