Để đảm bảo nhiệt độ cơ thể luôn trong trạng thái trao đổi bình thường, tốt nhất thân nhiệt của trẻ sơ sinh phải luôn duy trì ở mức từ 36-37 độ C. Nếu thân nhiệt chênh lệch với mức này, hoặc tăng thêm 1 độ hoặc giảm xuống 1 độ đều rất nguy hiểm. Chẳng hạn nếu thân nhiệt bé 38 độ C là sốt nhẹ và trên 39 độ C là sốt cao. Tất cả những mức nhiệt này đều được đo từ hậu môn của trẻ và nó sẽ có sự chênh lệch nhỏ so với các điểm khác trên cơ thể.
Bình thường, nhiệt độ đo được ở khoang miệng luôn thấp hơn so với nhiệt độ ở hậu môn từ 0,3 -0,5 độ. Trong khi đó, nhiệt độ ở nách và cổ luôn thấp hơn so với khoang miệng từ 0,3 -0,5 độ. Như vậy, nếu đo thân nhiệt trẻ sơ sinh thì đo ở hậu môn là cho kết quả chính xác hơn cả vì đó là mức nhiệt cơ bản để đảm bảo mọi hoạt động của cơ thể đang trong trạng thái bình thường.
Thân nhiệt trẻ sơ sinh như thế nào được coi là bình thường?
Đo nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh ở các điểm khác nhau, nếu thấy trong các thông số hiển thị sau có nghĩa là trẻ vẫn bình thường:
- Đo hậu môn: Thân nhiệt trẻ sơ sinh từ 36,6 – 38 độ C
- Đo ở tai: Thân nhiệt trẻ sơ sinh từ 35,8 – 38 độ C
- Đo ở miệng: Thân nhiệt trẻ sơ sinh từ 35,5 – 37,5 độ C
- Đo ở nách: Thân nhiệt trẻ sơ sinh từ 34,7 – 37,3 độ C.
Ứng với các điểm đo trên, nếu mẹ thấy thân nhiệt trẻ sơ sinh chênh lệch 1 độ thì điều đó có nghĩa là bé đã bị sốt.
Trong các điểm đo nhiệt độ cơ thể, điểm nào là chính xác nhất?
Như đã nói, trong các điểm đo nhiệt trên cơ thể bé sơ sinh thì hậu môn là nơi lấy được chỉ số nhiệt chính xác hơn cả. Lứa tuổi thích hợp để đo nhiệt theo vị trí này chính là các bé từ 6 tuần tuổi trở xuống. Với các bé từ 5 tuần trở lên, có thể đo thân nhiệt ở nách vì mức chênh lệch nhiệt độ so với hậu môn chỉ là 0,2 độ C. Mặc dù vậy, nên nhớ, khi áp dụng cách đo này cho bé lớn hơn, mức chênh lệch giữa nách và hậu môn có thể lên đến 1 độ và điều này có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn. Chẳng hạn, nếu thân nhiệt trẻ đo được ở nách là 37,5 độ thì điều đó có nghĩa là bé đã sốt 38,5 độ rồi đấy! Đối với các điểm đo khác như tai, mức chênh này cũng tương tự nhé!
Cách đo nhiệt độ ở từng điểm trên cơ thể bé
- Đo ở nách: Mẹ vén tay áo hoặc kéo một bên áo xuống và đặt cặp nhiệt vào nách trẻ. Sau đó giữ tay bé khoảng 5 – 7 phút và đọc kết quả.
- Đo ở cổ: Tìm nếp gấp ở phần da dưới cổ, sau đó chỉnh lại thế đầu của bé sao cho có thể giữ được nhiệt kế và cuối cùng là đặt nhiệt kế theo phương ngang. Cách đo thân nhiệt trẻ sơ sinh thế này gặp nhiều hạn chế do tính ổn định không cao nên ít mẹ lựa chọn.
- Đo ở hậu môn: Khử trùng hậu môn bằng cách đắp gạc vô trùng với cồn lên đầu nhiệt kế. Sau đó thêm ít dầu để tạo độ trơn và từ từ đẩy nhiệt kế vào hậu môn của bé khoảng 3cm. Sau khoảng 3 phút sẽ có được chỉ số.
- Đo ở tai: Cách này chỉ cần dùng dụng cụ có dây hồng ngoại để thăm dò nhiệt độ cơ thể ở tai. Sau 1 phút, mẹ có thể đọc kết quả.
Những điều cần lưu ý khi đo thân nhiệt trẻ sơ sinh
Bao giờ cũng vậy, thân nhiệt trẻ sơ sinh vào buổi chiều luôn cao hơn so với buổi sáng. Nếu muốn nắm được chỉ số nhiệt cơ thể chính xác của bé, mẹ nên ghi lại các kết quả trong ngày khoảng 3 lần khi trẻ vừa thức dậy, trước khi tắm hay chập tối để đối chiếu.
Nếu thân nhiệt trẻ sơ sinh cao hơn mức bình thường, mẹ cần phải ghi lại nhật ký để biết ngày giờ và mức thân nhiệt của bé để sẵn sàng cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần nhé!
Đối với trẻ sơ sinh, cách đo thân nhiệt ở miệng không phải là ý tốt vì các bé quá nhỏ để có thể làm theo hướng dẫn của mẹ. Nếu chẳng may nhiệt kế vỡ, thủy ngân trong đó có thể gây nguy hiểm chết người.
Yeutre.vn (Tổng hợp)