Thai nhi 9 tuần các cơ quan bắt đầu hoạt động và phát triển đến cuối thai kỳ

Khi thai nhi 9 tuần tuổi, em bé đã dài khoảng 3cm và bước sang giai đoạn bào thai. Vì vậy, mẹ sẽ có một số thay đổi mới trong tuần này và đối mặt với cơn ốm nghén nhiều hơn.

banner ads

1. Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi

thai nhi 9 tuan
Thai nhi 9 tuần đang phát triển các mô và cơ quan

Mẹ sẽ khó có thể đoán được thai nhi lúc này to như thế nào đúng không. Thực ra, em bé của bạn mới chỉ lớn như một trái oliu, dài khoảng 3cm và nặng 7g. Đây được coi là giai đoạn quan trọng của bào thai khi bắt đầu hình thành các mô và cơ quan quan trọng của cơ thể. 

Vì vậy giai đoạn này mẹ hết sức chú ý tới tinh thần, sức khỏe, dinh dưỡng để thai nhi phát triển hoàn thiện các bộ phận và không gặp rắc rối gì về vấn đề sức khỏe.

Trong tuần này, thai nhi cũng đã nuốt chất lỏng và trao đổi chất để phát triển. Các cơ quan như thận, ruột, não gan bắt đầu hoạt động và tiếp tục phát triển tới hết thai kỳ. Ngạc nhiên hơn, 9 tuần thai nhi đã hình thành móng tay để thay cho màng và lông tơ mọc ra trước đó. Mẹ cũng có thể thấy rõ tay, chân của bé hơn khi siêu âm. Đôi chân cũng đủ dài để gập lại trước bụng, cột sống cũng hình thành rõ hơn, dây thần kinh cột sống căng ra, não đang phát triển và nằm ở vị trí cao nhất trên đầu.

2. Cuốc sống mẹ bầu thay đổi như thế nào?

ba bau om nghen
Mẹ sẽ thấy ốm nghén, mệt mỏi hơn

Mẹ sẽ thấy cơ thể khi thai nhi 9 tuần có nhiều dấu hiệu khác giai đoạn 7 hay 8 tuần trước đó. Các cơn ốm nghén đến có vẻ rõ ràng hơn. Ngay cả với những người có sức khỏe tốt, cơn ốm nghén vẫn ghé thăm. Mẹ có thể cảm thấy buồn nôn trước một món ăn hoặc mùi vì gì đó và "cảnh" ăn hơn một chút. Với những mẹ có sức khỏe yếu và ốm nghén nặng, mẹ có thể sẽ nôn và ăn ít. Do đó, để giảm ốm nghén mẹ hãy luôn mang dự trữ những thực phẩm giúp giảm nôn ói và chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

Trong tuần này, xúc động hơn cả là mẹ có thể nghe được nhịp tim của em bé nhờ ống nghe doppler. Như vậy, bạn đã chắc chắn em bé thực sự tồn tại, việc của bạn bây giờ là nghỉ ngơi và dưỡng thai thật tốt để chào đón con yêu sau 40 tuần.

Về cơ thể mẹ, tử cung sẽ giãn ra và to bằng quả bưởi đủ để giúp em bé có không gian phát triển. Phần giữa cơ thể bắt đầu tròn lên, tăng cân nhẹ. Do đó, mẹ hãy lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho mình.

3. Mẹ nên làm gì khi thai nhi 9 tuần?

- Mẹ có thể tham gia vào các hoạt động nhẹ nhàng khi mang thai để cơ thể khỏe mạnh.

- Giữ sức khỏe thật tốt vì nếu mẹ nhiễm vi - rut rubela trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật ở thai nhi hoặc phải bỏ thai.

- Nếu thường xuyên ốm nghén hãy cố gắng tìm mọi phương pháp để giảm nghén thay vì lo lắng và bất an. 

- Khám thai định kỳ và cần gặp bác sĩ gấp nếu có dấu hiệu bất ổn nào.

Yeutre. vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI