1. Lượng ăn thích hợp cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi trở lên
Khi mới chào đời, kích thước dạ dày của bé chỉ bằng khoảng một viên bi và nó chỉ chứa được 1-1.4 muỗng cà phê sữa một lần ăn mà thôi. Theo thời gian, dạ dày của bé sẽ giãn dần và chứa được nhiều thức ăn hơn.
Đối với trẻ bú mẹ, rất khó (nói đúng hơn là không thể) xác định được lượng ăn mỗi lần trẻ bú. Với trẻ bú bình thì việc này dễ dàng hơn.
Theo Học viện nhi khoa Hoa Kỳ, lịch bú bình của trẻ nên tính như sau:
- Trẻ đến 2 tuần tuổi : Lượng ăn mỗi lần là 15ml (0.5oz)/ lần ăn trong ngày đầu sau sinh, sau đó là 30-90ml/ lần (1-3oz). Không dùng thức ăn thô.
- Trẻ đến 2 tuần tuổi : Lượng thức ăn mỗi lần là 15ml (0.5oz)/ lần ăn trong ngày đầu sau sinh, sau đó là 30-90ml/ lần (1-3oz). Không dùng thức ăn thô.
- Trẻ 2 tuần đến 2 tháng tuổi : Lượng thức ăn mỗi lần là 60-120ml/ lần ăn (2-4 oz). Không dùng thức ăn thô.
- Trẻ 2-4 tháng tuổi : Lương thức ăn mỗi lần là120-180ml/ lần ăn (4-6 oz). Không dùng thức ăn thô.
- Trẻ 4-6 tháng tuổi : Lượng thức ăn mỗi lần là 120-240 ml/ lần ăn (4-8 oz). Có thể cho bé làm quen thức ăn khác ngoài sữa mẹ, nếu cổ trẻ đủ cứng cáp và trẻ nặng ít nhất 6kg (13 pounds). Nhưng bạn chưa cần giới thiệu thức ăn thô cho trẻ vào thời điểm này
- Trẻ 6-12 tháng tuổi : Lượng thức ăn mỗi lần ăn là 240 ml/ lần ăn (8oz). Bạn hãy giới thiệu thức ăn thô cho trẻ theo trình tự từ lỏng đến đặc, từ mịn đến thô với các loại thực phẩm đa dạng như ngũ cốc, trái cây, thịt, cá, trứng,…Bạn cho trẻ thử một loại thực phẩm mỗi lần ăn và vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ/ bú bình.
2. Lịch trình chung về bữa ăn cho trẻ 4-6 tháng tuổi trở lên
Chúng ta vẫn biết rằng mỗi trẻ đều khác nhau và nhu cầu ăn cũng không giống nhau. Tuy nhiên có một điều chắc chắn đó là trẻ bú sữa mẹ sẽ bú thường xuyên hơn trẻ bú sữa công thức, vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn nên dạ dày trẻ bú mẹ sẽ trống nhanh hơn. Do vậy lịch trình ăn dặm của hai nhóm trẻ này cũng có thể khác nhau.
2.1. Đối với trẻ bú mẹ
- Trẻ 6 tháng tuổi sẽ cần bú mẹ khoảng 6 lần một ngày, cùng với các bữa ăn dặm.
- Trẻ lớn hơn đến 8 tháng tuổi cần bú mẹ khoảng 4-6 lần một ngày, cùng với các bữa ăn dặm.
- Trẻ 9-12 tháng cần bú mẹ khoảng 3-5 lần một ngày, cùng với các bữa ăn dặm.
2.2. Đối với trẻ bú sữa công thức
- Trẻ 6-8 tháng tuổi sẽ cần bú mỗi 4-5 giờ một lần (720-1080ml/ngày) cùng với các bữa ăn dặm.
- Trẻ 9-12 tháng tuổi cần bú mỗi 5-6 giờ một lần (480-900ml/ ngày cùng với các bữa ăn dặm.
Các bữa ăn dặm có thể gồm:
- Trẻ 6 tháng tuổi: trái cây/ ngũ cốc/ rau củ: 1-4 muỗng canh/ lần ăn; 1-2 lần/ ngày
- Trẻ lớn hơn đến 8 tháng tuổi:
+ Ngũ cốc/ trái cây/ rau củ: 4-9 muỗng canh/ lần ăn; 2-3 lần/ ngày
+ Thịt hoặc các loại thực phẩm giàu protein khác như sữa chua, phô mai, trứng: 1-6 muỗng canh/ ngày
- Trẻ 9-12 tháng tuổi:
+ Ngũ cốc/ trái cây/ rau củ: ¼ - ½ chén/ lần ăn, 2 lần/ ngày
+ Chế phẩm sữa: ¼ - ½ chén/ ngày
+ Thực phẩm giàu protein: ¼ - ½ chén/ ngày
3. Tập cho bé ăn dặm đúng cách
Khi bắt đầu tập cho trẻ ăn thức ăn thô, bạn hãy lưu ý những điểm sau:
- Kết cấu thức ăn : từ thức ăn lỏng đến đặc, mịn đến thô.
- Gia vị : không nêm bất kỳ gia vị gì vào thức ăn của bé, đặc biệt là muối và đường (trừ một số loại gia vị tự nhiên như hành, quế, lá mùi tây,…là những gia vị có thể thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé . Những gia vị mạnh như tiêu thậm chí ớt có thể cho bé thử khi bé đã lớn và quen với những loại gia vị nhẹ hơn.)
- Lượng ăn : như đã đề cập ở trên, và tùy theo nhu cầu của bé.
- Thời gian cho bé ăn: bạn có thể bắt đầu bằng 1-2 lần ăn một ngày, sau đó tăng dần đến 3 bữa chính và 2 bữa phụ một ngày.
- Cách cho bé ăn :
+ Không dụ hay ép bé ăn. Bạn nên nhớ rằng nếu bạn căng thẳng về vấn đề ăn uống của bé thì con cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, hãy tạo không khí vui vẻ khi cho bé ăn. Và khi bé có dấu hiệu không muốn ăn nữa vì no hoặc vì không thích món ăn, bạn nên ngưng việc cho ăn. Việc của bạn là cung cấp các món ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng vào bữa ăn của bé, việc của con là quyết định sẽ ăn như thế nào và ăn bao nhiêu.
+ Bạn có thể bắt đầu cho bé ăn bằng việc đút cho con bằng muỗng, và sau đó cho bé bốc và tự tập xúc khi lớn dần. Con cũng nên được ngồi ghế để tập trung vào việc ăn uống.
+ Việc ăn uống của bé nên diễn ra ở khu vực yên tĩnh và không có các yếu tố gây xao nhãng như điện thoại, tivi, radio,...
+ Khi bé đã sẵn sàng thử các loại trái cây và rau củ, bạn nên lập một danh sách và bổ sung thêm ít nhất 2 loại trái cây và rau mới mỗi tuần.
+ Với mỗi loại thực phẩm mới, bạn nên cho bé thử trong ít nhất 3-5 ngày để có thể xác định được nếu bé bị dị ứng.
+ Bạn nên cho bé ăn dặm sau khi bú mẹ/ sữa công thức một thời gian và khi con đang vui vẻ, tránh cho trẻ ăn khi đói hoặc buồn ngủ. Vì ăn dặm là khoảng thời gian để trẻ làm quen với thực phẩm, và con vẫn chưa ý thức được rằng việc ăn sẽ giúp trẻ được no bụng. Vì vậy, mục tiêu của việc tập cho bé ăn dặm là giúp con thử các loại thực phẩm cũng như kết cấu món ăn, để tạo thói quen ăn uống đa dạng cũng như tập phản xạ nhai cho bé sau này.
4. Những việc nên tránh khi tập cho bé ăn dặm
Khi trẻ đang ở độ tuổi tập ăn dặm, bạn nên tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm có nguy cơ gây hóc cao, bao gồm:
- Thức ăn cứng như bắp rang hay các loại hạt.
- Trái cây cứng như táo, lê,…hoặc nguyên quả như nho, việt quất,…Bạn nên cắt nhỏ, nấu mềm cho trẻ ăn. Đến khi trẻ có thể bốc thức ăn và lớn hơn nữa, bạn vẫn nên tránh cho trẻ ăn nguyên quả trái cây nhỏ như nho, mà nên cắt chúng làm đôi hoặc làm bốn theo chiều dọc để hạn chế nguy cơ hóc nghẹn cho trẻ.
- Các loại thịt chưa được cắt nhỏ và nấu mềm, bao gồm cả xúc xích.
- Phô mai dạng viên.
- Bơ đậu phộng (vì loại thực phẩm này vừa có nguy cơ gây dị ứng vừa khiến trẻ khó nuốt và dễ dẫn đến hóc nghẹn.)
Tập cho bé ăn dặm đúng cách là việc các cha mẹ rất nên thực hiện nghiêm túc vì nó có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của con sau này. Mặc dù trong quá trình con ăn dặm, bạn có thể bị căng thẳng hay chịu áp lực từ những người xung quanh. Tuy nhiên, bạn chỉ cần nhớ một điều bé là “nhân vật chính” trong hành trình này. Những gì bạn áp dụng cho bé và đạt hiệu quả mới là quan trọng nhất.
Theo Infant Program, Healthline & What to Expect
Lily Nguyễn tổng hợp