Tâm lý trẻ mồ côi có những đặc điểm gì?

Tâm lý trẻ mồ côi có sự phát triển như thế nào trong suốt thời gian trẻ được sinh ra và lớn lên mà không có ba mẹ bên cạnh? Dưới đây là một số thông tin mọi người cùng tham khảo nhé.

banner ads

1. Các đặc điểm tâm lý trẻ mồ côi

tam ly tre mo coi
Trẻ mồ côi thường có tâm lý tự ti, cô đơn, trống trải - Ảnh Internet

Những đứa trẻ mồ côi nếu không được họ hàng nuôi dưỡng thì đều ở trong trại mồ côi. Chúng hoàn toàn tách biệt khỏi thế giới bên ngoài và ít cơ hội tiếp xúc với các gia đình bình thường và các tương tác xã hội. Đây có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cùng với các kỹ năng xã hội của trẻ không có cha mẹ.

Số lượng trẻ mồ côi nhiều nhưng số lượng người chăm sóc và nuôi dưỡng các trẻ trong trại lại ít, điều đó có nghĩa các cô không đủ thời gian và sức lực để quan tâm đầy đủ và đúng mực về những đặc điểm trong suốt quá trình phát triển tâm lý trẻ mồ côi .

Điều dễ nhận thấy trong tâm lý trẻ mồ côi là cảm giác cô đơn, trống trải. Trẻ tự ti, dễ tủi thân, sống thầm lặng, mặc cảm với số phận, nguy cơ trầm cảm ,...Trẻ lo lắng sợ hãi, xa lánh không muốn quan hệ với bạn bè… Một số trẻ trở nên liều lĩnh, gan lỳ, mánh khóe cốt sao có tiền kiếm bữa cơm để tồn tại qua ngày. Một số trẻ lại có khả năng tự lập từ rất sớm. Và một đặc điểm tuyệt vời trong tâm lý trẻ mồ côi đó là trẻ biết chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ các bạn có cùng cảnh ngộ như mình.

tre mo coi
Trẻ không có cha mẹ sống trong các trại trẻ mồ côi - Ảnh Internet

Bởi vì thiếu sự quan tâm, săn sóc của ba mẹ và sống trong môi trường tập thể từ nhỏ, phải tuân theo các nội quy từ nhỏ, ít được đưa ra sự lựa chọn cá nhân, trẻ mồ côi bị hạn chế phát triển các nét đặc trưng, riêng biệt cho cá nhân trẻ.

Niềm tin “phải và buộc phải” được hình thành trong tâm lý trẻ mồ côi từ sớm. Trẻ phải làm những điều mà người khác muốn trẻ phải làm chứ không phải để đạt các nhu cầu của bản thân. Có thể do bị choáng ngợp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén tâm trạng đó, hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng.

trẻ buồn
Trẻ thường buồn rầu vì phải đè nén cảm xúc bản thân khi không có bố mẹ - Ảnh Inernet

Bởi vì thiếu vắng bóng dáng của ba mẹ, từ sâu bên trong, trẻ luôn có sự khao khát tình thương, luôn mơ ước có một gia đình hoàn hảo đủ các thành viên. Các em luôn mong được nuôi dưỡng về cả vật chất và tinh thần. Nhưng ngược lại với mơ ước đó, trẻ phải tham gia lao động phụ giúp họ hàng hay để tự nuôi sống bản thân. Chính những khó khăn này đã làm trẻ có cảm giác thua thiệt, từ đó có thái độ tiêu cực, tự ti, mặc cảm dẫn đến mất đi các động cơ kích thích học tập, rèn luyện và phấn đấu.

Tuy nhiên, nhận thức trong tâm lý trẻ mồ côi ở một số trường hợp có sự chín chắn hơn, trẻ hiểu rõ hoàn cảnh của mình và luôn trân trọng những sự giúp đỡ từ bên ngoài và lấy đó làm động lực và cơ hội để phấn đấu vươn lên.

2. Vai trò của người nuôi dưỡng trong quá trình hỗ trợ phát triển tâm lý trẻ mồ côi

nuoi duong tre mo coi
Trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương bù dắp cho sự thiếu vắng gia đình - Ảnh Internet

Sự mất mát về tinh thần cũng như vật chất của trẻ mồ côi là quá lớn, vì vậy đòi hỏi những người thân như họ hàng, cộng đồng và xã hội hãy quan tâm, dìu dắt các em ngay khi mà các em bị chia lìa khỏi ba mẹ. Trẻ em cũng như tất cả mọi người chúng ta luôn cần tới sự nâng đỡ, an ủi mỗi khi gặp khó khăn và đặc biệt đối với tâm lý trẻ mồ côi thì điều đó hết sức quan trọng.

Do thiếu vắng ba mẹ nên đời sống tình cảm của trẻ thường bị xáo trộn như chịu đựng cảm giác mất mát, thiếu nâng đỡ trong những khó khăn đời thường - điều này dễ dẫn đến sự nghi hoặc, sự bất cần của các em vào cuộc sống. Điều này cũng giải thích cho hiện tượng phạm pháp ở trẻ mồ côi. Nếu người chăm sóc cho thấy được sự quan tâm, tin yêu của mình đối với trẻ, trẻ sẽ hình thành một tình cảm rất sâu nặng, biết ơn với người đó, lấy đó làm niềm tin, nghị lực cho cuộc sống và mỗi khi gặp khó khăn các em sẵn sàng tìm đến chia sẻ và xin lời khuyên nhủ.

Tâm lý trẻ mồ côi như một quả bóng căng tròn, nếu đập mạnh thì sẽ vỡ tan tành, nếu không đụng vào thì sẽ dần xì hơi và không bay nữa. Vì vậy, trẻ mồ côi cần được chăm sóc không chỉ về thể chất mà còn tâm sinh lý để trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Minh Tâm tổng hợp

Đã có 3 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI