Đối mặt với câu hỏi bố đâu của con

Với những mẹ đơn thân, những khó khăn, vất vả phải trải không khổ tâm bằng hàng ngày phải đối mặt với câu hỏi: “Bố đâu?” của con. Vậy, trước câu hỏi của bé về bố thì các mẹ nên ứng xử như thế nào.

banner ads

6351-hoabtt2012341048415020.jpg

Đối diện với câu hỏi "Bố đâu?" của con đã khiến không ít mẹ đơn thân đau đầu

Chị Phương Nga ở Hà Nội có cô con gái tên Phương Linh năm nay tròn 5 tuổi. Sau thất bại của cuộc hôn nhân không hạnh phúc, chị quyết định ở vậy nuôi con. Lúc chị chia tay với chồng bé Linh chỉ mới hơn 1,5 tuổi.

Hơn nữa, sau khi ly hôn chị chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội nên bố con Linh hầu như không gặp nhau nên bé không có chút ký ức nào về bố mình. Hàng ngày, mỗi khi đi học về bé đều hỏi: Mẹ ơi bố con đâu? Sao bố không đón con đi học về? Có phải con không ngoan nên bố không yêu con phải không mẹ?…. Mỗi lần nghe con hỏi vậy, chị chỉ biết ứa nước mắt và giải thích qua loa với con: “Bố con đi làm xa lắm, bố không có thời gian gặp mẹ con mình…” rồi lảng sang chuyện khác.

Khác với chị Nga, trường hợp của chị Duyên ở TP.HCM thì khác. Chị Duyên làm chủ một trung tâm cho thuê áo cưới lớn của thành phố, vì tình duyên lận đận nên chị quyết định làm mẹ đơn thân. Con trai chị giờ đã bước sang tuổi thứ 9. Thỉnh thoảng cháu cũng hay hỏi mẹ những câu như: Mẹ ơi bố con là ai? Bố con còn sống không?...

Trước câu hỏi của con, chị cũng lúng túng không biết nên trả lời thế nào và luôn lảng tránh bằng câu trả lời đại loại như: Chúng ta vẫn hạnh phúc khi có hai mẹ con phải không con yêu? Khi nào con lớn mẹ sẽ nói cho con sẽ hiểu tất cả…

Trường hợp của chị Thanh, sau khi ly hôn chị cũng một mình nuôi con gái. Bé Chi đã tròn 15 tuổi và cũng đã có nhận thức, nên khi bé hỏi về bố chị cởi mở chia sẻ với bé về cuộc hôn nhân đổ vỡ của mình.

Theo các chuyên gia tâm lý và xã hội học, các bà mẹ đơn thân không nên né tránh khi con trẻ hỏi về bố của chúng mà cần nói cho bé biết sự thật. Mà hãy:

Không nên nói xấu về cha của con

Mặc dù cuộc hôn nhân đổ vỡ, hay anh ta khiến bạn mang thai rồi quất ngựa truy phong…Và bạn chắc hẳn sẽ rất hận và căm ghét người đàn ông đó. Tuy nhiên đừng chì chiết bố của con bạn là một người khốn nạn, không trả lời con là bố đã chết khi sự thật không phải là vậy.

Không ai biết được sau này cha con có gặp lại nhau không ? Thế nên đừng gieo rắc vào đầu bé những hình ảnh xấu về một ông bố tồi, đặc biệt đối với những bé gái lớn lên bé sẽ sợ và căm ghét đàn ông.

6352-m.jpg

Không nên kể xấu về người cha với trẻ

Đồng thời, theo các chuyên gia việc nói xấu bố sẽ khiến các bé có thái độ cực đoan về người cha, bé sẽ cảm thấy tự ti và mặc cảm với bạn bè vì có một người cha tồi tệ.

Không nói xấu nhưng cũng đừng ca ngợi quá mức

Với những bé đã trưởng thành, lúc này, bạn nên thẳng thắn chia sẻ về cuộc hôn nhân thất bại hoặc lý do tại sao bố mẹ không kết hôn, để con bạn hiểu, thông cảm và chấp nhận và cùng đối diện với sự thật.

Theo thạc sỹ tâm lý Phạm Thị Phương, việc nói xấu bố khi con đã lớn, đủ nhận thức sẽ khiến bé đánh giá chính bản thân người mẹ. Sinh con ra, nuôi dạy con nhưng không có nghĩa là bạn có thể suy nghĩ thay con.

Vì vậy, các mẹ không nên ích kỷ can thiệt vào tình cảm cha con bé. Con cái vẫn luôn có những chính kiến riêng. Trưởng thành rồi bé sẽ hiểu ai thực sự yêu mình.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI