Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình mẹ có biết nguyên nhân?

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình chắc chắn là vấn đề bất cứ mẹ nào chăm con nhỏ cũng phải lăn tăn. Vặn mình hay rướn mình ở các bé sơ sinh là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên khiến bé ngủ không sâu giấc, nôn trớ, đỏ mặt thì chúng ta rất cần phải chú ý quan sát để tìm hiểu nguyên nhân từ đó có những điều chỉnh kịp thời, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ, cũng như quá trình phát triển của con. 

banner ads
Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình
Bất cứ trẻ sơ sinh nào cũng trải qua ít hay nhiều lần vặn mình khi ngủ. Ảnh Internet 

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình nguyên nhân do đâu?

Các bé sơ sinh hầu như bé nào cũng vặn mình đặc biệt dễ quan sát thấy khi con ngủ. Đây là hiện tượng khá bình thường và các con đều trải qua. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thì khá đa dạng và được chia thành nguyên nhân sinh lý hoặc liên quan đến bệnh lý.

1.1 Trẻ sơ sinh hay vặn mình do sinh lý

Hiện tượng vặn mình xảy ra một cách thường xuyên ở tất cả các em bé trong giai đoạn đầu đời. Có thể lý giải hiện tượng này như sau:

  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ do các kích thích từ môi trường như ánh sáng hay tiếng ồn
  • Không gian ngủ của trẻ không thoải mái khiến trẻ không ngủ được sâu giấc
  • Trẻ bị đói hoặc quá no. Điều này khiến cơ thể trẻ khó chịu, khó đi vào giấc ngủ, thậm chí ọc sữa nếu trẻ bú quá no.
  • Khi trẻ đi vệ sinh, trẻ cũng có xu hướng vặn mình để tống hết chất thải ra ngoài.
  • Tã ướt mà mẹ chưa kịp thay cũng là nguyên nhân làm trẻ ngủ không yên, hay vặn mình. 
Trẻ bị trớ sữa do bú no
Trẻ bú quá no bị trớ sữa. Ảnh Internet 

1.2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình do bệnh lý

Nếu đã loại trừ tất cả những nguyên nhân trên mà em bé của bạn vẫn vặn mình không ngừng ảnh hưởng đến giấc ngủ, thì lúc này, bạn cần phải suy nghĩ theo chiều hướng có thể em bé đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe.

Vặn mình do bệnh ly ở trẻ có thể gặp từ những nguyên nhân sau:

  • Hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ : Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ vặn mình và bé hay bị ọc sữa . Nếu không được điều chỉnh kịp thời thì việc rối loạn giấc ngủ và trớ sữa liên tục sau khi ăn sẽ khiến ảnh hưởng không nhỏ đến cân nặng và sự phát triển của trẻ.
  • Trẻ bị thiếu canxi : Trong những tháng đầu đời, cơ thể trẻ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng đồng nghĩa với việc cơ thể cần một lượng canxi để phát triển hệ cơ xương. Nếu chế độ ăn của người mẹ không đảm bảo, khiến lượng canxi trong sữa không đủ, đồng thời tâm lý kiêng khem làm trẻ không được tắm nắng sẽ dẫn đến thiếu Vitamin D giúp tổng hợp Canxi. 
Cho trẻ tắm nắng
Trẻ cần được tắm nắng thường xuyên để tổng hợp vitamin D. Ảnh Internet 
  • Trẻ mắc bệnh lý vàng da do gan khiến tổn thương các tế bào thần kinh gây rối loạn giấc ngủ thậm chí co giật.
  • Các tổn thương dây thần kinh trong não bộ, rối loạn thần kinh bẩm sinh là một bệnh lý nghiêm trọng làm trẻ hay vặn mình, khó ngủ.

2. Cách khắc phục tình trạng hay vặn mình ở trẻ sơ sinh cơ bản nhất

Nếu thỉnh thoảng bé vặn mình thì không phải vấn đề lớn, song nếu con hay vặn mình thì chắc chắn mẹ cần xác định nguyên nhân để có cách cải thiện, nhằm không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, cũng như quá trình phát triển chung của con. Về cách khắc phục, mẹ có thể tham khảo cơ bản nhất các bước sau đây:

  • Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên vặn mình
  • Thường xuyên tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách để hấp thu Vitamin D một cách tự nhiên
  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đồng thời bổ sung chế độ ăn uống giàu vitamin, canxi và dưỡng chất cho mẹ. Nhờ đó sẽ đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho con bú. 
Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Để nuôi con bằng sữa mẹ tốt, mẹ sau sinh cần chú ý chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng của mình. Ảnh Internet 
  • Đảm bảo không gian ngủ của bé được thông thoáng, nhiệt độ, ánh sáng vừa đủ, yên tĩnh giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra tã lót, giữ cho bé sạch sẽ, khô ráo.
  • Trường hợp mọi nguyên nhân gây ra tình trạng vặn mình sinh lý của trẻ được loại trừ, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác và điều trị hiệu quả. 
Bác sỹ khám cho bé
Nếu nguyên nhân khiến bé hay vặn mình không phải do sinh lý bình thường, bạn nên mang con đi bác sỹ khám. Ảnh Internet 

Đến đây, Chuyên mục có con 0-12 tháng rất hy vọng, bài viết giúp bạn không còn quá băn khoăn, trước vấn đề tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình. Với những thông tin chia sẻ ngắn gọn và súc tích này, chắc chắn bạn sẽ đủ kiên nhẫn để tìm hiểu được nguyên nhân, nhằm có cách khắc phục kịp thời hiệu quả cho bé.

Linh Ann tổng hợp 

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI