Phương pháp gây tê tủy sống hiện nay được nhiều người áp dụng khi sinh nở để giảm đau đớn. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp toàn diện 100%, việc áp dụng chúng có thể mang đến một số tác dụng không mong muốn.
Cách hoạt động của thuốc gây tê tủy sống
Tác dụng và độc tính của thuốc gây tê có liên quan đến cấu trúc hóa học của thuốc.
Thường nếu thuốc có tính gây tê càng mạnh thì khả năng tan trong lipid càng cao và càng dễ dàng thâm nhập vào các tế bào cũng như sẽ làm chậm khả năng hoạt động của bạch cầu và vì vậy hiệu ứng gây tê càng kéo dài hơn.
Tuy vậy khi nồng độ thuốc xâm nhập vào máu càng cao thì khả năng cơ thể bị nhiễm độc cũng lớn hơn, đặc biệt là trên hệ thần kinh trung ương và tim.
Tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi sinh con
Khi sử dụng thuốc gây tê tủy sống mẹ có thể đối mặt với các mức độ như: chóng mặt, choáng váng; hay nặng hơn là co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn.
Một trong những tác dụng phụ phổ biến nữa mà mẹ có thể phải đối mặt khi sử dụng phương pháp gây tê này là đau đầu. Chứng đau đầu do tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi sinh con có thể kéo dài hàng tuần sau khi sử dụng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được giải thích là do có sự rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng khi tiến hành tiêm thuốc tê. Điều này dẫn đến lớp rào cản đệm của dây thần kinh cảm giác bị suy giảm, đồng thời cũng dẫn đến mạch máu não bị giãn cũng như tăng áp lực lên não – tủy và gây ra đau đầu.
Cải thiện tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi sinh con
Trong trường hợp mẹ bị ngộc độc do thuốc tê gây ra, bác sĩ sẽ truyền thêm một số các thành phần kháng độc tố có trong thuốc tê cũng như một số thuốc trợ giúp hoạt động của tim và não bộ để giải độc cho mẹ.
Để hạn chế tình trạng đau đầu một số các cải tiến được tiến hành như thay đổi đầu kim tiêm tủy sống, tăng cường một số dược tính để giảm áp lực trong não cũng như mạch máu não.
Bên cạnh đó mẹ sau tiêm thuốc tê tủy sống cũng được khuyên nên nằm nghỉ ngơi nhiều và hạn chế thay đổi tư thế.
Yeutre.vn (Tổng hợp)