Sinh non: nguyên nhân và cách phòng tránh

Trẻ con sinh ra mà chưa được 37 tuần thì được gọi là sinh non. Trẻ sinh non thường nhẹ cân, thường ít hơn 2,2 kg và sức khỏe khá yếu ớt.

banner ads

Một trong những dấu hiệu nhận biết mẹ có nguy cơ sinh non là mẹ đã từng sinh non trước đó. Ngoài ra, còn do những nguyên nhân dưới đây.

Những nguyên nhân gây ra sinh non

Nguyên nhân từ mẹ

- Mẹ bị lây nhiễm các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiểu, đường tiết niệu hay bị viêm màng ối…

10548-t4--sinh-non-1.jpg

Trẻ sinh non thường nhẹ cân hơn so với các bé đủ ngày đủ tháng.

- Mẹ có những bất thường về các bộ phận như dạ con, tử cung hay nhau thai.

- Một số khiếm khuyết trong cơ quan sinh sản như cổ tử cung ngắn hay có hình phễu cũng khiến cho mẹ dễ sinh non.

- Một số vấn đề ở ối như vỡ màng ối hay mẹ bị đa ối cũng khiến cho thai nhi không đủ ngày đủ tháng.

- Mẹ bầu bị chảy máu dạ con.

- Mẹ thường lạm dụng nhiều các chất như cocain, một số chất kích thích khác và thuốc lá.

Nguyên nhân từ bào thai

Một số nguyên nhân khác gây ra sinh non lại đến từ chính bào thai. Các trường hợp sau là phổ biến nhất dẫn đến sinh non.

- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh do tác động của gene, các chất hóa học trong môi trường sống hay thậm chí là do sự bệnh tật hay sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn của người mẹ.

- Thai đa ối khiến dạ con bị sưng và dễ bị đẩy trục ra ngoài.

- Thai bị chết lưu mà mẹ không phát hiện sẽ tạo ra các ca sinh non. Tuy nhiên sau đó bé sẽ không thể sống sót.

- Đa thai cũng dễ sinh non hơn đơn thai.

10550-t4-sinh-non-2.jpg

Song thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị sinh non.

Một số dấu hiệu bất thường sau có thể là lời cảnh báo cho mẹ bầu biết về việc sinh non của mình, mẹ bầu nên lập tức đi khám thai khi nhìn thấy chúng.

- Sự chảy dịch bất thường là dấu hiệu khá chắc chắn về việc bạn sinh non. Vì vậy hãy báo ngay cho bác sĩ để có sự chuẩn bị cho ca sinh đến sớm hơn dự đoán này.

- Nếu bạn bị mắc các bệnh lây truyền qua được tình dục thì nguy cơ bạn sinh non là rất cao. Vì vậy hãy thường xuyên đi khám thai và sẵn sàng cho sự chào đời sớm của con.

Những cách ngăn chặn sinh non

Nếu bạn có những dấu hiệu sinh non rồi thì hãy chú ý đến thai nhi nhiều hơn. Việc can thiệp các biến động thai nhi bằng các biện pháp hiện đại có thể giúp kéo dài tuổi thai nhi để bé có thời gian phát triển hoàn thiện hơn.

- Do đó, nếu thấy thi nhi chuyển động bất thường hãy thông báo cho bác sĩ.

- Các cơ co thắt không được đều đặn, nhanh hơn hay chậm hơn đều là những dấu hiệu xấu. Bạn nên đến bác sĩ khi thấy chúng ít hay nhiều hơn 4-5 lần/ giờ.

10549-t4--sinh-non.jpg

Trẻ sinh non thường yếu ớt, nhỏ con hơn rất nhiều.

- Cảm giác áp lực lên xương chậu và âm đạo dù bé chỉ mới 36 tuần tuổi. Một số mẹ còn cảm thấy bé gần như đã muốn rơi ra. Hãy đến bệnh viện ngay.

- Các cơn đau đến bất thường ở bụng dưới và đáy lưng tuy chưa đến ngày sinh. Và dù chúng không đau một cách ổn định thì mẹ cũng nên đi khám thai.

- Việc cần làm khi nghi ngờ mình có thể sinh non là nên uống nhiều nước và giữ vệ sinh vùng kín. Đồng thời hãy đến gặp bác sĩ để bé được quan tâm tốt nhất.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI