Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không và lời khuyên từ các chuyên gia

Sinh mổ một năm có bầu lại được không? Có lẽ đây là câu hỏi của không ít chị em. Trước đây, với những sản phụ phải sinh mổ, muốn được an toàn cho lần sinh tiếp theo thì 5 năm sau mới có thể mang thai lại. Ngày nay, với kỹ thuật mổ ngang đoạn dưới lấy thai, người phụ nữ có thể mang thai lại sớm hơn. Tuy nhiên, việc mang thai sớm lần hai vẫn có rất nhiều nguy cơ. 

banner ads

Sinh mổ từ lâu đã được nhiều chị em lựa chọn như một phương pháp vượt cạn màu nhiệm, giúp giảm đau đớn và nguy hiểm cho ca sinh đẻ. Nhưng lợi bất cập hại, khi mà có quá nhiều nguy cơ xấu tiềm ẩn cho lần mang thai và vượt cạn kế tiếp. Vậy chị em cần lưu ý những gì cho lần mang thai sau khi sinh mổ? Hãy cùng Yeutre.vn theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

có quá nhiều nguy cơ xấu tiềm ẩn cho lần mang thai và vượt cạn kế tiếp
Có quá nhiều nguy cơ xấu tiềm ẩn cho lần mang thai và vượt cạn kế tiếp khi trước đó 1 năm đã sinh mổ. Ảnh: Internet

1. Rủi ro có thể gặp phải khi mang thai sau sinh mổ 1 năm

Mang thai sớm sau sinh mổ 1 năm, cả mẹ và thai nhi đều sẽ phải đối mặt với các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra như:

  • Nứt vỡ tử cung : Tình trạng vết mổ của mẹ cần 2 năm mới hoàn toàn hồi phục. Mang thai sau 1 năm dễ khiến vết mổ bị nứt gây ra tình trạng vỡ tử cung, ảnh hưởng tới tính mạng mẹ bầu và thai nhi.
  • Nhau cài răng lược : Đây là hiện tượng nhau thai bám chặt vào thành tử cung, không bong tróc tự nhiên sau khi sinh khiến bác sĩ phải tìm cách bóc nhau thai. Quá trình có thể làm cho mẹ bị mất máu nhiều. Nếu nhau thai ăn quá sâu, mẹ có thể phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn mạng sống.

 Nhau cài răng lược là một biến chứng phổ biến của mang thai sớm sau sinh mổ.
Nhau cài răng lược là một biến chứng phổ biến của mang thai sớm sau sinh mổ. Ảnh: Internet

banner ads
  • Nguy cơ xuất huyết từ vết mổ : 1 năm là quãng thời gian chưa đủ để vết mổ liền sẹo. Khi mang thai lần 2, sự lớn lên của tử cung có thể khiến chỗ khâu bị rách, gây xuất huyết. Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.
  • Nguy cơ thai bám vào vết sẹo: Khi tìm nơi làm tổ trong tử cung, phôi thai có khả năng chọn vết sẹo làm nơi “trú ngụ”. Trường hợp này cũng nguy hiểm y như mang thai ngoài tử cung do các gai nhau ăn sâu qua thành tử cung rồi xuyên sang bàng quang.
  • Nhau bong non, nhau tiền đạo: đều dễ xảy ra với những mẹ đã từng bị tổn thương tử cung mà chưa hồi phục lại hoàn toàn.
  • Những nguy hiểm cho thai nhi : Khi mang thai sau sinh mổ trước 18 tháng, trẻ có nguy cơ cao sinh non. Sau khi sinh ra, tỷ lệ nhẹ cân, vàng da, kém phát triển, thính giác kém ở những trẻ này đều lớn hơn trẻ bình thường khác.

Khi mang thai sau sinh mổ trước 18 tháng, trẻ có nguy cơ cao sinh non cao.
Khi mang thai sau sinh mổ trước 18 tháng, trẻ có nguy cơ cao sinh non cao. Ảnh: Internet

2. Lúc nào có thể mang thai lần hai sau sinh mổ 

Các chuyên gia sức khỏe sinh sản cho lời khuyên rằng, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, những phụ nữ đã mổ đẻ chỉ nên mang thai lần 2 sau đó ít nhất từ sau 2 năm, thời gian tính từ lúc sinh mổ lần trước đó.

Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe người mẹ được đảm bảo an toàn trong lần mang thai kế tiếp.

Lưu ý mang thai lần 2 sau khi sinh mổ lần 1
Các chuyên gia sinh sản khuyến cáo đã sinh mổ lần đầu chỉ nên mang thai lần 2 sau 2 năm kế tiếp. Ảnh: Internet

3. Mang thai lần 2 trước 2 năm tính từ khi sinh mổ lần đầu, cần lưu ý điều gì

Nếu chị em phát hiện mang thai lần 2 trước 2 năm tính từ khi sinh mổ lần đầu, hoặc mang thai lần tiếp theo trước 2 năm tính từ khi sinh mổ lần trước đó, chị em cần siêu âm kịp thời để chẩn đoán sức khỏe thai nhi, cũng như xem tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn cho lần mang thai kế tiếp.

Trong lần mang thai này, chị em cần nói cụ thể với bác sĩ điều trị về vết mổ cũ như: thời gian mổ, lý do mổ, thời gian nằm viện, những tai biến của lần mổ trước (băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản…), các tiền sử bệnh án liên quan đến vết mổ…

thai phụ cần nói cụ thể với bác sĩ điều trị về vết mổ cũ như: thời gian mổ, lý do mổ, thời gian nằm viện, những tai biến của lần mổ trướ
Chị em cần nói cụ thể với bác sĩ điều trị về vết mổ cũ như: thời gian mổ, lý do mổ, thời gian nằm viện, những tai biến của lần mổ trước. Ảnh: Internet

Ngoài ra, cần chú ý đến các dấu hiệu đau ở vết mổ cũ như: đau ngang trên xương mu, đau liên tục, ấn vào đau nhói lên. Khi có các dấu hiệu này, thai phụ cần đến ngay bệnh viện có khoa sản gần nhất để được theo dõi.

Sản phụ nên nhập viện trước ngày dự sinh 2 tuần lễ để làm các xét nghiệm tiền phẫu và đánh giá xem có cần mổ lại hay có thể sinh ngả âm đạo.

Việc khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu đe dọa đến thai nhi và sức khỏe bà mẹ, từ đó kịp thời phòng tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra như mẹ bị xuất huyết nặng, nguy cơ phải bỏ thai…

Một yếu tố quan trọng các chị em nên quan tâm sau sinh mổ là phương pháp tránh thai. Sau sinh mổ dù lần 1 hay lần 2 đã an toàn, chị em luôn cần sử dụng các biện pháp tránh thai chặt chẽ và nghiêm ngặt, để tránh tình trạng có thai ngoài ý muốn sau khi sinh mổ 1 năm.

cần sử dụng các biện pháp tránh thai chặt chẽ và nghiêm ngặt để tránh tình trạng có thai ngoài ý muốn sau khi sinh mổ lần một.
Cần sử dụng các biện pháp tránh thai chặt chẽ và nghiêm ngặt để tránh tình trạng có thai ngoài ý muốn sau khi sinh mổ 1 năm. Ảnh: Internet

Thông qua bài viết Yeutre.vn chia sẻ trên đây, chắc hẳn chị em đã thấy rõ câu trả lời cho vấn đề băn khoăn sinh mổ 1 năm có bầu lại được không. Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên mang thai lần 2 sau 2 năm kể từ khi sinh mổ lần trước đó mà thôi, nếu sớm hơn sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và em bé sau này. Ngoài ra, việc mang thai sau sinh mổ 1 năm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, trước khi quyết định mang bầu tiếp, chị em nên có cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ, để biết cơ thể cần bổ sung gì và chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi chào đón em bé mới một cách an toàn.

Việt Thư tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI