Rùng mình những lễ hội dã man nhất thế giới

Dù luôn gây tranh cãi, những lễ hội đâm bò ở Tây Ban Nha, giết cá ở Đan Mạch, đâm trâu ở Nepal... vẫn được tổ chức hàng năm và thu hút sự quan tâm của nhiều người.

banner ads

Lễ hội đấu bò ở Tây Ban Nha, giết cá heo ở Đan Mạch, lễ hội thịt chó Trung Quốc… được xem là những lễ hội rùng rợn nhất thế giới. Thể hiện sức mạnh trước thiên nhiên, mưu cầu may mắn, tạ ơn thần linh hay giải trí… là những lý do được đưa ra để lý giải những cuộc tế lễ, giết chóc động vật. Tuy vẫn luôn có nhiều ý kiến gây tranh cãi, nhưng với ý nghĩa và giá trị riêng biệt, những lễ hội này vẫn được tổ chức hàng năm.

Lễ hội giết cá heo Đan Mạch

11516-a-1.jpg

Ảnh minh họa

Đảo Faroe, Đan Mạch được nhiều người nhớ đến như là nơi diễn ra một trong những lễ hội sát hại động vật rùng rợn nhất thế giới. Để chứng minh sức mạnh và sự trưởng thành của bản thân, các chàng trai trẻ trên đảo sẽ tự tay hạ sát 1 con cá heo.

banner ads

Sau “cuộc thảm sát”, cả một vùng biển bị nhuộm đỏ, xác cá heo trôi lềnh bềnh trên biển với mùi máu tanh sộc thẳng vào mũi khiến nhiều người kinh hãi. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 950 con cá heo bị giết trong lễ hội này. Được biết lễ hội này đã có từ hàng trăm năm trước và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Lễ hội đâm bò ở Tây Ban Nha

11517-a-2.jpg

Ảnh minh họa

Toro De La Vega là lễ hội lâu đời, có truyền thống hàng trăm năm ở Tây Ban Nha. Trong lễ hội, bò tót sẽ được thả ra đường, hơn 100 người đàn ông cầm lao sắc nhọn đuổi theo, dồn nó về một cây cầu ở thị trấn Tordesillas và đâm lao tới tấp vào cho đến khi con bò đổ gục xuống.

Ngoài Toro De La Vega, làng Medinaceli ở đông bắc Madrid (Tây Ban Nha), cũng có lễ hội Toro de Jubilo khiến nhiều du khách sợ hãi là biến bò tót thành ngọn đuốc sống. Trong lễ hội có truyền thống hơn 400 năm này, người ta sẽ gắn hai thanh gỗ nhỏ tẩm dầu hỏa quanh sừng bò tót. Bùn được phủ trên mặt và cơ thể để bảo vệ nó khỏi những ngọn lửa. Sau khi châm lửa lên đầu con bò, người ta thả cho nó chạy cuồng lên và reo hò xung quanh.

Lễ hội ăn thịt chó ở Trung Quốc

11518-a-3.jpg

Ảnh minh họa

Theo truyền thống của người dân Ngọc Lâm (Trung Quốc), ăn thịt chó với vải thiều và uống rượu vào ngày hạ chí sẽ giúp mọi người khỏe mạnh trong suốt mùa đông. Vào ngày này, hàng ngàn con chó bị đem ra giết để người dân cùng nhau thưởng thức.

Ngoài việc lên án hành động sát hại loài động vật gần gũi với con người này, các nhà hoạt động về quyền động vật còn cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe khi ăn thịt chó.

Lễ hội hiến tế ở Nepal

11519-a-4.jpg

Ảnh minh họa

Gadhimai ở Nepal được xem là lễ hiến tế lớn nhất thế giới của các loài động vật với hơn 250.000 con trâu, chim, dê sẽ bị giết chết trong lễ hội kéo dài hai ngày. Lượng động vật bị giết một cách dã man quá lớn khiến lễ hội bị Tổ chức Bảo vệ quyền động vật PETA chỉ trích kịch liệt trong nhiều năm qua.

Trước lễ hội, hàng triệu người hành hương bắt đầu đổ về các đền thờ của Gadhimai, nữ thần của quyền lực trong làng Bariyarpur gần biên giới Ấn Độ. Sự kiện này bắt đầu vào bình minh của ngày thứ Sáu với các lễ nghi cầu nguyện. Sau đó, người ta dùng dao lớn chặt đầu những con trâu, chất vào một cái hố lớn để cúng tế nữ thần Gadhimai.

Lễ hội được dựa trên một nghi lễ có từ hơn 250 năm trước. Đây được xem là một nghi thức kết nối, lấy lòng vị thần sức mạnh, để thần ban cho mùa màng bội thu.

Lễ hội truy đuổi bò ở Brazil

11520-a-5.jpg

Ảnh minh họa

Farra Do Boi là lễ hội truyền thống ở Brazil. Trong lễ hội này, con bò tượng trưng cho quỷ Satan vì thế nó đương nhiên bị truy cùng đuổi tận đến chết. Bắt đầu lễ hội người ta sẽ thả một con bò ra bãi biển sau đó cùng nhau hò hét truy đuổi đến khi con vật phải nhảy xuống biển và chết đuối. Còn nếu bị tóm được, con bò sẽ bị đâm vào ngực hoặc chặt chân.

Theo PN

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI