Sống và chống lại định kiến
Nếu có định kiến nào khiến những người nuôi con một phải cảm thấy nặng nề thì đó là những “cái mác” ích kỷ, hống hách, hư hỏng được gán cho con của họ.
Nếu có định kiến nào khiến những người nuôi con một phải cảm thấy nặng nề thì đó là những “cái mác” ích kỷ, hống hách, hư hỏng được gán cho con của họ. Thực tế, não trạng xã hội này còn xuất hiện cả trong định kiến của những nhà tâm lý học như G.Stanley Hall khi ông khẳng định rằng tự bản thân “con một là một căn bệnh”.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà tâm lý học hiện đại đã chứng minh điều ngược lại rằng các bé con một vẫn có thể sống một cuộc sống hạnh phúc và có nhân cách tốt. Bởi lẽ hoàn cảnh gia đình một con hay nhiều anh chị em thực sự không chi phối hoàn toàn đến sự hình thành nhân cách của một đứa trẻ. Thậm chí, họ còn đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục chứng minh con một thường có khả năng hoạt ngôn vượt trội, tư duy già dặn hơn những trẻ trạc tuổi và có mối quan hệ với bố mẹ khá hoàn hảo.
Mặc dầu vậy, hiện nay những định kiến về con một vẫn là một trong những khó khăn lớn nhất mà bố mẹ các em phải đối mặt và vượt qua.
Chịu sự tác động của gia đình
Vì là con một nên những công việc, danh dự của gia đình sẽ đặt lên vai bé những trọng trách vô cùng lớn lao. Áp lực này trực tiếp đẻ nặng lên cuộc sống của trẻ nhưng trước hết chính bố mẹ trẻ cũng là những người phải gánh chung áp lực này khi chịu những sự tác động khác từ ông bà và các bậc cao niên trong dòng tộc nhất là khi trẻ lại là con trai duy nhất trong dòng họ chỉ có bố là nam trưởng duy nhất.
Gánh cả những đổ vỡ tình cảm
Trẻ con một rất dễ bị tổn thương khi chứng kiến những đổ vỡ tình cảm của bố mẹ hoặc chứng kiến những cảnh bạo lực trong gia đình.
Tâm lý của những trẻ là con một trong gia đình thường khó ổn định. Chúng rất dễ bị tổn thương khi chứng kiến những đổ vỡ tình cảm của bố mẹ hoặc chứng kiến những cảnh bạo lực trong gia đình. Đơn giản vì trẻ sẽ không có ai để được nâng đỡ hoặc chia sẻ cùng. Những trạng thái hoang mang, hoảng sợ, cảm thấy bị lừa dối sẽ dẫn trẻ đến những hành động sai trái. Chính vì thế, hơn ai hết, là những bố mẹ của các trẻ con một, họ cũng phải kiềm nén cảm xúc của chính mình.
Thậm chí, nếu một trong hai có lỗi, người còn lại cũng cố gắng gồng mình để trở thành chỗ dựa cho con. Những dồn nén cảm xúc này đôi khi sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề hơn nếu bản thân người chịu đựng đã không còn đủ sức chống trả. Như vậy, sau cùng chỉ có trẻ là người chịu tổn thương nhiều nhất. Tuy nhiên, theo góc nhìn tích cực hơn, vì không muốn con tổn thương, bố mẹ thường sẽ ý thức hơn về cách cư xử và hành động của mình.
Nuôi dạy con một
Trước hết, bạn cần hiểu hơn về xu hướng phát triển tâm lý của trẻ con một để biết điều gì mình sẽ phải đối diện tiếp theo. Bạn có thể tìm đến những gia đình quen có con một nhưng đã được nuôi dạy thành công để được chia sẻ những thực tế nuôi dạy quý giá từ các bố mẹ này.
Nếu bé cảm thấy trọng trách trên vai mình quá nặng, bạn hãy cho trẻ biết rằng trên tất cả bạn vẫn tôn trọng con người của bé bằng tất cả tình yêu thương để trẻ không cảm thấy quá áp lực với vai trò hiện tại.
Hãy cho bé được tự do kết bạn và tham gia vào những tổ chức xã hội có tính cộng đồng để trẻ phát triển rộng hơn mối quan hệ và kỹ năng xã hội của mình.
Bạn cũng đừng nên quá ủ con. Hãy cho bé được tự do kết bạn và tham gia vào những tổ chức xã hội có tính cộng đồng để trẻ phát triển rộng hơn mối quan hệ và kỹ năng xã hội của mình.
Vì không thể tránh khỏi những lúc để con một mình nên bạn cần phải chuẩn bị cho bé những tình huống có thể gặp phải để trẻ không rơi vào tình thái hoảng loạn do bất ngờ mà đánh mất bình tĩnh. Chỉ cho trẻ biết những việc trẻ có thể làm một mình vì điều đó cần cho trẻ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)