Những thắc mắc thường gặp về vaccine 5 và 6 trong 1

Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết đến tầm quan trọng của vaccine phòng bệnh và lịch tiêm vaccine 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 cho bé bắt đầu từ tháng tuổi thứ hai nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu cặn kẽ về từng loại trên.

banner ads

Khi chữa bệnh và tư vấn cho các phụ huynh, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) nhận thấy có những câu hỏi thường gặp liên quan đến hai loại vaccine này. Cụ thể như sau:

34367-bebelus-vaccin-4509-1430448217.jpg

Ảnh: D.C

1. Mục đích tiêm

Mục đích của việc tiêm vaccine tổng hợp để ngừa 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ em là bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB, viên gan B và bại liệt. Trong đó, mỗi loại vaccine có thành phần khác nhau.

- Vaccine 5 trong 1 của Tiêm chủng ở rộng Quinvaxem (bố mẹ đưa bé đến trạm y tế địa phương để tiêm) ngừa được 5 bệnh nêu trên, trừ bại liệt. Vì vậy, nếu trẻ tiêm văc-xin này thì sẽ được bổ sung bằng liều vắc-xin uống để ngừa bại liệt.

- Vaccine 5 trong 1 của dịch vụ Pentaxim có thể ngừa được 5 loại bệnh trên, trừ viêm gan B. Trẻ cần bổ sung liều vắc-xin viêm gan B đơn sau khi tiêm Pentaxim.

- Vaccine 6 trong 1 của dịch vụ Infanrix hexa có thể ngừa được đầy đủ 6 loại bệnh trên.

2. Lịch tiêm

Ba mũi cơ bản được tiêm cách nhau tối tiểu 28 ngày và mũi đầu tiên tiêm khi trẻ đủ hai tháng tuổi. Bé cần tiêm nhắc lại mũi thứ 4 lúc 18 tháng (hoặc hơn 6 tháng kể từ mũi thứ 3) nếu trước đó đã tiêm vaccine 5 trong 1 của tiêm chủng mở rộng. Lịch tiêm có thể dao động tùy thực tế (trẻ bị ốm, hết thuốc...), có thể chậm hơn với kế hoạch một chút nhưng không nên quá muộn (đợi có thuốc dịch vụ) vì nguy cơ trẻ mắc bệnh trước khi được tiêm đủ liều.

Vaccine tổng hợp 5 trong 1 và 6 trong 1 không được tiêm quá sớm (trước khi bé đủ 2 tháng hoặc đi sớm hơn lịch hẹn của bác sĩ) vì như vậy, vaccine sẽ mất tác dụng, phải tiêm lại.

3. Thứ tự tiêm các loại vaccine

Các vaccine 5 trong 1 và 6 trong 1 có thể tiêm hoán đổi cho nhau nhưng bố mẹ nhớ bổ sung đủ 6 thành phần phòng bệnh trên cho bé. Tùy thành phần để bù nhưng phải đảm bảo đủ mũi tiêm, đủ khoảng cách giữa các mũi tiêm. Bố mẹ cần ghi lại đầy đủ lịch tiêm, mũi tiêm để không bù thừa hay thiếu thành phần ngừa bệnh. Khi bị thừa như vậy, bố mẹ sẽ tốn công, thêm tiền (nếu tiêm dịch vụ) và có thể gây tác dụng phụ.

Theo ngoisao

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI