Những mối nguy hiểm từ trứng gà đối với trẻ nhỏ

Là một siêu thực phẩm, trứng gà không thể thiếu trong khẩu phần ăn của nhiều người, đặc biệt là với trẻ nhỏ đang trong độ tuổi phát triển mạnh. Không chỉ cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, trứng gà còn giúp não bộ các bé phát triển vượt trội hơn.

banner ads

18877-trung-1.jpg

Các mẹ luôn muốn bổ sung trứng cho con trong các bữa ăn đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm.

Với hàm lượng lớn protein, cholin, các vitamin và khoáng tố quan trọng như canxi, photpho, kali…, trứng gà được xem là nguồn thực phẩm lý tưởng dành cho trẻ nhỏ, giúp phát triển thể chất khỏe mạnh và tăng cường sinh lực cho não bộ.

Chính vì những lợi ích to lớn mang lại, các bà mẹ luôn muốn bổ sung trứng cho con trong các bữa ăn hàng ngày đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, không phải lúc nào trứng cũng trở thành nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất là khi nó được được liệt vào danh sách 14 thực phẩm được cảnh báo gây dị ứng cao nhất.

Trứng gây dị ứng cao đối với trẻ nhỏ

banner ads

Theo số liệu thống kê, ở nước ta hàng năm có khoảng 2,5% trẻ em bị dị ứng với trứng.

Dị ứng trứng phần lớn là do hệ miễn dịch của trẻ đã phản ứng lại với những thành phần protein phức tạp có trong trứng. Theo đó, các kháng thể khi tiếp cận với protein trong trứng đã phát đi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch. Từ đây, nó sẽ bắt đầu sinh ra histamin và các hóa chất khác gây nên dị ứng.

Những đối tượng trẻ em dễ bị dị ứng với trứng

- Với các bé vốn mẫn cảm với trứng, ngay cả các sản phẩm từ trứng cũng có thể khiến bé bị dị ứng.

- Trẻ có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng có khả năng mắc dị ứng thực phẩm cao hơn các trẻ khác.

- Nếu một trong hai hoặc cả hai bố mẹ của trẻ mắc dị ứng thực phẩm do bệnh hen suyễn, trẻ cũng có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao hơn.

Dấu hiệu dị ứng sau khi cho trẻ ăn trứng

18880-trung-5.jpg

Bé nổi ban đỏ do dị ứng với trứng.

Khi cho trẻ ăn trứng, bạn nên cho ăn từng chút một và theo dõi xem trẻ có xuất hiện các triệu chứng dị ứng hay không. Nhiều trường hợp dị ứng phát ra bằng các triệu chứng điển hình ngay sau khi ăn. Số khác có thể xuất hiện vài ngày sau đó.

Vì thế, bạn cần lưu ý khi trẻ có các dấu hiệu sau:

- Quanh vòm miệng của bé xuất hiện những ban đỏ, có nổi hạt hoặc sưng phù

- Có dấu hiệu nôn sau khi ăn, đau bụng và tiêu chảy

- Nước mắt nước mũi chảy ròng và xuất hiện những cơn ho, thở khò khè.

- Nặng hơn, bé có thể bị sốc phản vệ với các triệu chứng: cổ họng và vòm miệng sưng phù; thở khó và dẫn đến tình trạng thiếu oxy đến phổi. Ngoài ra, nhiều khả năng trẻ sẽ bị hạ áp huyết, chóng mặt và sốc. Với những trường hợp trầm trọng như vậy, nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Hậu quả của dị ứng trứng

Nếu từ nhỏ trẻ mắc dị ứng thực phẩm như dị ứng trứng, khi lớn lên và theo suốt hành trình trưởng thành trẻ có thể mắc các bệnh lý liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản hoặc chàm. Đây chính là “tiến trình dị ứng” mà các nhà khoa học thường nhắc đến khi nói về các triệu chứng dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ.

Chính vì vậy, nếu nhận thấy trong gia đình vốn có tiền sử dị ứng, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa ngay từ trong thai kỳ hoặc thông qua chế độ ăn sau khi trẻ chào đời.

Những biện pháp ngăn chặn dị ứng do trứng

18881-trung-4.jpg

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm nếu trẻ chưa tròn 6 tháng tuổi.

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm nếu trẻ chưa tròn 6 tháng tuổi. Mỗi một đứa trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời. Trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần hạn chế dùng những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ không thể cho con bú, sữa công thức thay thế nên dùng các loại có đạm thủy phân một phần. Tuyệt đối tránh xa sữa bò tươi vì thành phần protein trong loại sữa này cũng tương tự như trứng.

Khi tập cho bé ăn thức ăn bổ sung, nên cho ăn từng chút một để tiện theo dõi. Hễ thấy các triệu chứng dị ứng, mẹ nên ngưng ngay.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, không nên cho dùng trứng vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ hoàn thiện để tiếp nhận và chuyển hóa hết các protein phức tạp ở trứng. Nguy cơ gây dị ứng vì thế sẽ cao hơn.

Với bé bị dị ứng với trứng, khả năng dị ứng với lạc, hải sản, sữa bò và các sản phẩm từ sữa, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành cũng rất cao. Tốt nhất, sau khi trẻ tròn 1 tuổi, bạn hãy bắt đầu tập cho bé ăn dần từng chút một.

Trẻ đang sốt cao không nên dùng trứng vì hàm lượng cao protein trong trứng có thể tăng sinh nhiệt và khiến trẻ khó hạ sốt.

Liều lượng trứng đối với từng lứa tuổi của trẻ

- Trẻ 6-7 tháng: Ăn ½ lòng đỏ trứng từ 1-2 lần trong tuần và bỏ lòng trắng.

- Trẻ 8- 12 tháng: Ăn 1 lòng đỏ trứng/ 1 bữa từ 2-3 lần trong tuần và bỏ lòng trắng.

- Trẻ trên 1 tuổi: Ăn nguyên 1 quả trứng từ 2-3 lần trong tuần.

- Trẻ từ 2 tuổi trở đi: Ăn nguyên 1 quả trứng từ 3-4 lần trong tuần.

Một số lưu ý khi cho bé ăn trứng

18878-trung-2.jpg

Mặc dầu trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với trứng nhưng điều này không có nghĩa bạn “cắt” trứng khỏi khẩu phần ăn của trẻ.

Mặc dầu trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với trứng nhưng điều này không có nghĩa bạn “cắt” trứng khỏi khẩu phần ăn của trẻ đâu nhé! Điều này sẽ thiệt thòi cho sự phát triển lâu dài của bé cả về thể chất lẫn trí não đấy! Bạn chỉ cần nhớ một số lưu ý sau là có thể an tâm cho bé dùng trứng:

Không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc pha trứng sống với thức uống nóng mà cần phải nấu trứng chín kỹ với thời gian chuẩn 7 phút trước khi dùng để tránh nhiễm khuẩn. Chỉ khi được nấu chín mới có thể làm lỏng các cấu trúc protein trong trứng và nhờ đó cơ thể được hấp thu một cách dễ dàng hơn.

Có thể cho trẻ ăn trứng gà, trứng vịt và trứng cút vì hàm lượng dinh dưỡng trong các loại trứng này tương đương như nhau. Tuy nhiên, so với các loại trứng khác trứng gà có nhiều thành phần dinh dưỡng hơn, đặc biệt là vitamin A và D.

Để giữ dinh dưỡng trong trứng, khi luộc, bạn nên cho trứng vào ngay từ lúc nước còn lạnh.

Xử lý khi bé dị ứng trứng

- Việc trước hết cần làm ngay là ngưng cho trẻ ăn trứng.

- Tránh để trẻ vì ngứa mà gãi lên các nốt phát ban, mẩn đỏ gây trầy xướt và tổn thương da.

- Nếu các triệu chứng ngày càng trầm trọng và các nốt phát ban lan rộng hơn, bạn nên cho trẻ đi khám.

Tùy theo mức độ của dị ứng, bác sĩ sẽ cho bé dùng các loại thuốc phù hợp để ngưng triệu chứng. Một số trẻ có thể được chỉ định ngưng dùng trứng cho đến khi tròn 1 tuổi. Số khác có thể phải ngưng dùng đến năm 2 hoặc 3 tuổi. Trong trường hợp này, bạn cần xin ý kiến của bác sĩ để bổ sung những thực phẩm khác có giá trị dinh dưỡng tương đương.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI