Khám tiền sản ngay sau khi thụ thai
Việc thăm khám tiền sản nên được tiến hành ngay sau khi mẹ xác định được mình mang thai. Điều này nhằm chắc chắn tin vui của mẹ bầu đồng thời xác định xem việc đậu thai có vấn đề gì bất thường như: thai ngoài tử cung… hay không?
Việc khám thai nên tiến hành sớm.
Trong lần khám đầu tiên này bác sĩ cũng tìm hiểu tiền sử bệnh tật cá nhân mẹ hay gia đình để có những chỉ dẫn thích hợp.
Các xét nghiệm tổng quát cũng được tiến hành để đảm bảo mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh cho thai kỳ hay cần lưu ý chăm sóc những gì. Bác sĩ cũng cho mẹ ngày dự sinh và cho bạn lịch khám thai định kỳ trong chín tháng sau đó.
Nên làm việc đến khi nào?
Công việc của mẹ bầu nếu có các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thai nhi như nặng nhọc, tiếp xúc hóa chất… thì mẹ nên ngưng ngay công việc này để tránh tổn hại đến bé.
Nhưng nếu công việc không quá ảnh hưởng đến sức khỏe thì mẹ cũng chỉ nên làm việc đến tuần 32 của thai kỳ. Đây là thời gian thai nhi đã đủ lớn khiến cơ thể mẹ phải chịu nhiều áp lực. Chính vì vậy mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn để chuẩn bị tốt nhất cho ngày sinh.
Giám sát cân nặng
Cân nặng của mẹ bầu ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe thai kỳ. Thường mẹ chỉ tăng từ 10-15kg trong thai kỳ là tốt nhất. Tuy nhiên nếu mẹ gầy hơn hay nặng ký hơn mức trung bình trước khi mang bé thì cân nặng này có thể thay đổi tăng hay giảm, thêm 3kg so với mốc cao nhất nếu quá gầy và giảm 3kg so với mốc thấp nhất nếu quá béo.
Kiểm soát cân nặng.
Cẩn thận khi ăn uống
Việc ăn uống trong thai kỳ không chỉ cần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ăn các thực phẩm có hại cho thai kỳ mà còn phải ăn uống đa dạng, đủ chất.
Mẹ nên ăn chín, uống sôi và sơ chế thực phẩm thật sạch, không nên ăn đồ để qua hôm.
Việc uống sữa và các viên bổ sung dưỡng chất là cần thiết vì cơ thể không thể hấp thu đủ từ thực phẩm hàng ngày.
Rửa rau củ sạch sẽ khi dùng.
Để an toàn khi sex trong thai kỳ
Không nhất thiết phải “cấm vận” trong thai kỳ nhưng việc “yêu” trong giai đoạn này cần có các tư thế phù hợp và nên tránh thực hiện oral sex.
Lưu ý khi dùng vitamin
Một số vitamin, khoáng chất mẹ bầu phải bổ sung đầy đủ trong thai kỳ như axit folic và sắt. Đây là các dưỡng chất quan trọng cần được tăng cường trong thai kỳ. Tuy vậy, khi dùng mẹ cũng cần tham khảo ý kiến và chỉ dẫn của bác sĩ.
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày
Nếu không có các lưu ý của bác sĩ cấm mẹ bầu tập thể dục thì mẹ bầu nên tập 30 phút mỗi ngày để giúp máu huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng dễ chịu đồng thời sinh nở cũng dễ dàng hơn. Khi tập mẹ nên lựa chọn môn tập phù hợp và chú ý tránh nắng nóng, quá sức, cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
Nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm
Các dấu hiệu dưới đây cảnh báo các nguy hiểm có thể xảy ra cho mẹ bầu, vì vậy, khi chúng xuất hiện mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được hỗ trợ.
- Chảy máu âm đạo.
- Sưng đột ngột ở mặt, chân hoặc ngón tay.
- Nhức đầu nghiêm trọng, hoặc chóng mặt, mờ mắt, buồn nôn.
- Đau hoặc chuột rút ở bụng dưới.
- Ớn lạnh hoặc sốt.
- Chuyển động của bé thay đổi đột ngột: ít máy hoặc máy quá mức.
- Tiểu ít, tiểu rát hoặc bất cứ thay đổi nào làm bạn đau và khó chịu.
Một số điều mẹ bầu không nên làm
- Tránh hút thuốc hay hít phải khói thuốc một cách thụ động. Điều này khiến tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non…
- Không sử dụng ma túy hay các chất gây nghiện khác vì tăng nguy cơ sẩy thai và dị tật thai nhi.
- Mẹ nên tránh uống rượu, tránh tiếp xúc với mèo, không tắm phòng tắm hơi hay tắm bồn nước nóng.
- Không uống rượu. Uống rượu trong khi mang thai là nguyên nhân chính gây dị tật bẩm sinh cho bé và
- Mẹ cũng cần tránh thụt rửa âm đạo. mẹ chỉ nên rửa âm đạo bằng nước ấm mỗi ngày để giữ vệ sinh vùng kín.
Yeutre.vn (Tổng hợp)