Những dấu hiệu nhận biết sinh non và cách phòng tránh

Sinh non là trường hợp thai nhi được sinh ra trong khoảng thời gian từ 20 đến 37 tuần. Thống kê cho thấy có khoảng 12% trẻ bị sinh non.

banner ads

Trẻ bị sinh non có thể bị ngạt thở dẫn đến tử vong do hệ hô hấp chưa được hoàn thiện. Nếu trẻ sống sót thì thường cơ thể yếu ớt, hệ thần kinh bị ảnh hưởng và có tác động xấu đối với trẻ sau này.

Việc phát hiện nguy cơ sinh non sớm, y bác sĩ có thể can thiệp để kéo dài thời gian trước khi bé ra khỏi cơ thể mẹ, giúp bé phát triển đầy đủ và khỏe mạnh hơn.

Nguyên nhân gây sinh non

Có nhiều nguyên nguyên nhân gây sinh non, nhưng 50% các ca sinh non cũng khó xác định được nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân xác định được tập trung chỉ yếu ở hai nhóm sau:

Các vấn đề thuộc về thai

banner ads

Trong một số trường hợp như đa thai thì tỉ lệ sinh non sẽ cao hơn so với đơn thai. Thường các bà mẹ mang đa thai chuyển dạ sớm hơn so với bà mẹ mang đơn thai gần 20 ngày.

Thai bị đa ối hay dị dạng cũng khiến cho tỉ lệ sinh non tăng lên.

6939-sinhnon.jpg

Trẻ bị sinh non thường nhẹ cân và nhỏ người.

Màng ối bị viêm nhiễm hay các vấn đề xuất hiện ở nhau như thai nhi bị nhau tiền đạo, bong nhau sớm, nhau gặp vấn đề và không cung cấp được dinh dưỡng cho bé… đều khiến bé phải chào đời sớm, thường là nguy hiểm.

Các vấn đề thuộc về mẹ

Thông thường nếu mẹ bầu có cơ thể suy yếu vì thiếu chất dinh dưỡng hay quá mập đều gây ra nguy cơ sinh non. Mẹ có tuổi cao (ngoài 40 tuổi) hay có tiền sử sinh non, nạo phá thai cũng nằm trong nhóm này.

Mẹ bầu bị stress nặng nề cũng khiến cho thai nhi gặp nguy hiểm.

Ngoài ra nếu mẹ mắc các bệnh mãn tính như bệnh về tim, thận, đường huyết… cũng dễ sinh non.

Mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục hay có các vấn đề về cơ quan sinh sản như: hở eo tử cung, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng… thường khiến cho thai nhi có nguy cơ chào đời sớm.

Cuối cùng, nếu mẹ sử dụng các chất kích thích hoặc có chế độ làm việc nặng nhọc, vận động mạnh thì cũng sẽ dễ đối mặt với vấn đề này.

Dấu hiệu nhận biết sinh non

Việc nhận biết các dấu hiệu sinh non và có sự can thiệp kịp thời có thể bảo vệ được thai nhi hoặc giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Vì vậy mẹ bầu cần chú ý những điều sau:

- Dịch tiết âm đạo xuất hiện nhiều bất thường: Cùng với điều này mẹ có thể thấy chất nhầy và máu ra cùng. Đây là do ối đã vỡ sớm.

- Các cơn co thắt dưới bụng dưới: nếu mẹ đếm thấy có 8 cơn trong 1 giờ hay nhiều hơn thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo.

- Phần eo dưới bị đau âm ỷ và áp lực trên khung xương chậu tăng lên. Điều này là do thai nhi trụt xuống và gây áp lực lên cơ thể.

- Hoạt động của thai nhi giảm: Mẹ nằm yên mà đếm nhịp thai máy của thai nhi, nếu bé hoạt động dưới 10 lần trong hai giờ thì chắc chắn bé đã gặp vấn đề.

- Mẹ cảm thấy buồn nôn, choáng váng và cả tiêu chảy.

Những điều mẹ nên làm:

6938-sinh--non-3.jpg

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc sinh non ở mẹ bầu.

- Mẹ cần phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ. Nếu mẹ đã xuất hiện các dấu hiệu sinh non thì nên có chế độ chăm sóc sức khỏe đặc biệt theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Mẹ cũng nên tránh stress để giảm các nguy cơ sinh non.

- Khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo sinh non mẹ nên đến bệnh viện khám để có cách chăm sóc tốt nhất.

- Nếu mẹ đã được chuẩn đoán có nguy cơ sinh non thì nên nằm nghỉ ngơi nhiều. Tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực cho cơ thể giúp cho quá trình chuyển dạ chậm lại.

- Trong trường hợp mẹ bị hở eo tử cung có thể dự phòng sinh non bằng cách khâu eo tử cung.

- Thuốc giảm các cơn co thắt như beta – adrenergic cũng được kê cho mẹ có dấu hiệu sinh non để hãm quá trình lại nếu thai nhi chưa đủ sức khỏe để chào đời.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI