Những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ sớm nhận biết con bị bệnh tim bẩm sinh

Theo thống kê, thì trung bình cứ 1.000 trẻ sơ sinh chào đời thì có tới 8 trẻ bị tim bẩm sinh. Bệnh tim bẩm sinh, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

banner ads

Các thống kê cũng cho biết, tỷ lệ các ca tử vong do bệnh tim bẩm sinh chiếm khoảng 15% trên tổng số ca trẻ sơ sinh bị tử vong mỗi năm. Đây là những con số đáng báo động.

Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì để phòng tránh tim bẩm sinh cho trẻ và cách chăm sóc trẻ bị bẩm sinh như thế nào?

Nguyên nhân trẻ bị tim bẩm sinh

- Do sai lệch nhiễm sắc thể: Các bác sĩ cho biết có tới 5% trẻ bị tim bẩm sinh thường bị hội chứng đa dị tật như: tam nhiễm sắc thể 13, 18, 21, hội chứng Turner, nhiễm sắc thể 22.

Trẻ bị tim bẩm sinh là do sai lệch nhiễm sắc thể

- Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị tim bẩm sinh hoặc người mẹ bị tim bẩm sinh khi sinh con ra nguy cơ bị tim bẩm sinh là rất cao.

- Trong quá trình mang thai người mẹ tiếp xúc với tia phóng xạ, tia gama, tia X-quang... Hoặc người mẹ phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, uống thuốc động kinh, thuốc an thần đều là những nguyên dễ làm rối loạn nhiễm sắc thể trong bào thai, dẫn đến trẻ sinh ra bị tim bẩm sinh.

- Mặt khác trong 3 tháng đầu mang thai, nếu cơ thể người mẹ bị nhiễm virut Rubella con sinh ra dễ bị tim bẩm sinh.

- Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị các bệnh như: tiểu đường thai kỳ, bệnh lupus ban đỏ… cũng là nguyên nhân gây ra tim bẩm sinh ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh

- Trẻ bị tim bẩm sinh nặng thường đi kèm hội chứng down, sứt môi, thiếu hoặc thừa ngón chân, đầu quá to hoặc quá nhỏ so với bình thường thì nên đưa con đi khám để điều trị sớm.

- Trẻ bị gặp khó khăn về đường hô hấp như: bị ho, thở khò khè lặp đi lặp lại nhiều lần, thở nhanh lồng ngực bị rút lõm khi hít vào, kèm theo viêm phổi.

- Da xanh xao, môi, ngón chân, đầu ngón tay tím bầm và tím đậm khi trẻ khóc hoặc rặn, trẻ thường ra mồ hôi và lạnh...

- Trẻ bị tim bẩm sinh thường chậm phát triển hơn so với những em bé bình thường khác như: chậm mọc răng, chậm lên cân, chậm biết bò, lật, ăn kém, bú kém…

Cách điều trị

Nếu trẻ sinh ra có dấu hiệu trên cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện làm các xét nghiệm cần thiết để các bác sĩ có thể xác định mức độ tổn thương, quá trình phát bệnh cũng như xác định phác đồ điều trị phù hợp cho trẻ. Có thể phẫu thuật hay điều trị chăm sóc tại nhà tùy vào mức độ bệnh.

Hiện nay y học hiện đại đã phẫu thuật và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị tim bẩm sinh

Hiện nay, ngành y đã thực hiện phẫu thuật và điều trị thành công cho nhiều trẻ bị tim bẩm sinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp bị tổn thương quá nặng không thể điều trị khỏi hoàn toàn được.

Việc chăm sóc và điều trị cho trẻ bị tim bẩm sinh cần sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và người thân. Gia đình cần có chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ bị tim bẩm sinh. Cần cho con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cho trẻ hòa nhập với cộng đồng.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm trẻ sẽ có cơ hội khỏi bệnh rất cao và có thể phát triển bình thường như những em bé khác.

Chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh

Trẻ bị tim bẩm sinh vẫn có thể hoạt động, sinh hoạt và học tập bình thường như các bạn cùng trang lứa khác. Tuy nhiên, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm con luôn khỏe mạnh và cần lưu ý những điều sau:

Cần cho con đi khám bác sĩ theo định kỳ để kiểm soát bệnh cho trẻ

- Giữ ấm cho trẻ khi mùa đông đến, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và cho con ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng.

- Không cho con làm việc nặng, chơi quá sức

- Trẻ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, nếu phải điều trị hoặc làm các thủ thuật để chữa viêm răng… cần cho con uống kháng sinh để phòng tránh nhiễm trùng.

- Cho con đi khám bác sĩ theo định kỳ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật để các bác sĩ có thể theo dõi tiến trình phát triển của bệnh, hiệu quả điều trị cũng như quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật.

Cách phòng ngừa tim bẩm sinh cho trẻ

Để phòng tránh bệnh tim bẩm sinh cho con, trong quá trình mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, người mẹ cần chú ý những điều sau:

Người mẹ cần thường xuyên khám thai theo định kỳ để tầm soát bệnh tim bẩm sinh cho trẻ

- Không làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường có tia phóng xạ nguy hiểm như tia gama, tia X-quang…

- Tránh xa môi trường làm việc có hóa chất độc hại, môi trường bị ô nhiễm nặng nề.

- Không được uống thuốc an thần, thuốc nội tiết tố, rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện khác.

- Cần tiêm phòng và cách ly với môi trường có virut gây các bệnh như: rubela, quai bị, herpes, cytomegalovirus, coxsaskie B…

- Nếu người mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ, lupuss ban đỏ lan tỏa cần được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Khám thai theo định kỳ để tầm soát bệnh tim bẩm sinh ngay trong bào thai.

Ngoài ra, khi mang thai người mẹ cũng nên cận trọng trong ăn uống, tránh thực phẩm có nhiều hóa chất độc hại, thực phẩm ôi thiu. Để tránh bị ngộ độc thực phẩm khi mang thai cũng nguy hiểm cho thai nhi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI