Quá trình phát triển năng khiếu hội họa của trẻ nhỏ
Tiến sĩ Karen Ytterberg, một bác sĩ nhi khoa của Bệnh viện Mayo (Mỹ) cho rằng năng khiếu nghệ thuật của trẻ nhỏ được bộc lộ qua các mô hình giáo dục là điều có thể dự đoán được một cách tương đối chính xác với tính phổ quát. Bà cũng đưa ra một mô hình phát triển của trẻ nhỏ được y học chấp nhận như sau:
Bé 15 tháng tuổi bắt đầu vẽ nguệch ngoạc những đường nét bắt chước được từ người khác.
+ Bé 12 tháng tuổi: có thể xem bút chì màu như một trò chơi và chơi với chúng
+ Bé 15 tháng tuổi: bắt đầu vẽ nguệch ngoạc những đường nét bắt chước được từ người khác.
+ Bé 2 tuổi: vẽ được những đường nét căn bản từ sự bắt chước
+ Bé 3 tuổi: vẽ được các vòng tròn theo mẫu cho sẵn
+ Bé 3 tuổi: phân biệt được màu sắc rõ ràng
+ Bé 4 tuổi: biết vẽ dấu thập
+ Bé 5 tuổi: biết vẽ hình tam giác
+ Bé 6 tuổi: biết vẽ hình thoi
Bộc lộ năng khiếu hội họa qua từng độ tuổi
Cũng giống như việc bạn đọc sách cho trẻ nghe trong giai đoạn đầu đời, những đường vẽ nguệch ngoạc trên giấy, trên sàn, trên tường hay những món đồ chơi đất sét không rõ thù hình mà bé nặn được đều là những chất liệu ban đầu để hình thành nên sự phát triển năng khiếu về sau này.
Lý giải cho điều này, tiến sĩ Karen Ytterberg cho rằng sự tiếp xúc sớm với các bộ môn nghệ thuật sẽ tạo dựng sự tự tin và khích lệ trẻ thể hiện tài năng của mình. Nó chính là điều kiện để một đứa trẻ lớn lên với niềm yêu thích nghệ thuật và có thể phát triển bản thân theo hướng đó.
Còn theo Tiến sĩ Rachael Gardner, người sở hữu The Painting Workshop in Baltimore, Maryland thì cho rằng chính cách chơi là điều quan trọng cần phải dạy cho trẻ ngay từ đầu. Bà nhận thấy rằng những đứa trẻ được dạy cách khám phá với các trò chơi ngay từ nhỏ thường có xu hướng phát triển nghệ thuật vượt trội hơn. Chính bà cũng đã đưa ra mô hình kích thích sự sáng tạo của trẻ như sau:
Từ sơ sinh đến tuổi phát triển (từ 0-2 tuổi)
Để trẻ được tự do làm điều bé thích, tự tay cầm nắm và nghịch với nhiều vật liệu khác nhau.
Để trẻ được tự do làm điều bé thích, tự tay cầm nắm và nghịch với nhiều vật liệu khác nhau. Có thể để trẻ chơi với mô hình hoặc thực sự vẽ ra những đường nguệch ngoạc bằng các ngón tay của mình.
+ Trẻ mới biết đi và trẻ học mẫu giáo sớm (từ 2-3 tuổi)
Trẻ sẽ bộc lộ khuynh hướng nghệ thuật của mình thông qua việc nặn đất sét hoặc nặn các hình thù khác nhau từ nhiều vật liệu khác nhau. Tiến sĩ Gardner cũng cho biết thêm rằng trẻ ở tuổi mẫu giáo tỏ ra rất thích thú với vật liệu kim tuyến óng ánh và chất liệu keo. Trong khi đó, những trẻ lên 3 đã có thể hiểu được rằng các bé phải quét một lớp keo lên giấy trước khi rắc kim tuyến lên trên mặt.
+ Trẻ học mẫu giáo và trước khi học mẫu giáo (từ 3-4 tuổi)
Ở tuổi này các hoạt động đã bắt đầu phong phú hơn với nhiều dụng cụ đi kèm như sơn, , kéo, màu vẽ…
Phát hiện sớm năng khiếu của con
Thông qua những hoạt động tiếp xúc thường xuyên, bé sẽ dần chứng tỏ được tài năng của mình với các sản phẩm được tạo ra, những thành tích đặc biệt đã đạt được.
Năng khiếu của trẻ có thể được bộc lộ qua nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài hội họa như trên, còn có các lĩnh vực khác như âm nhạc, diễn xuất, ngôn ngữ, thể thao, khoa học…
Thông thường, khi có xu hướng thích và theo đuổi đặc biệt ở một môn nào đó của bất kỳ lĩnh vực nào trẻ đồng thời cũng đã bộc lộ được năng khiếu của mình. Thông qua những hoạt động tiếp xúc thường xuyên với các môn này, bé sẽ dần chứng tỏ được tài năng của mình với các sản phẩm được tạo ra, những thành tích đặc biệt đã đạt được. Sự vượt trội này chính là một dấu hiệu khá rõ ràng để bố mẹ có thể căn cứ vào đó mà định hướng phát triển cho bé ngay từ nhỏ để có thể đi đến thành công mai sau.
Định hướng phát triển năng khiếu cho con
Giúp bé theo đuổi được đam mê và năng khiếu ngay từ nhỏ đòi hỏi bố mẹ phải đầu tư cả về thời gian lẫn tiền bạc. Hơn thế, để sự đầu tư này đạt được thành công cần phải theo đuổi suốt một chặng đường lâu dài.
Hãy tìm hiểu để chắc chắn đam mê hiện tại của bé không phải là nhất thời.
Do đó, bạn hãy theo sát bé để tìm hiểu xem niềm đam mê hiện tại có phải là tức thời hoặc có chịu sự tác động từ điều gì khác hay không? Một khi đã chắc chắn bạn mới có thể vạch ra cho mình kế hoạch đầu tư phát triển lâu dài hơn.
Việc chú trọng phát triển năng khiếu cho con cũng cần phải đảm bảo sự cân bằng đối với những lĩnh vực khác. Tránh để bé phát triển lệch so với những bạn bè cùng trang lứa.
Tuyệt đối không nên ảo vọng về năng khiếu và áp đặt ảo vọng đó lên con cái khi bé không thực sự yêu thích và có khiếu. Điều này vô tình sẽ khiến sẽ bị áp lực hoặc tự ảo tưởng về chính khả năng của mình.
Chỉ thực sự đầu tư và khuyến khích con phát triển với lĩnh vực mà bé có niềm đam mê đặc biệt.
Sau cùng, để khẳng định bé có phải là một thiên tài hay nhân tài không cần có thêm thời gian để trả lời. Trước khi mọi việc được đi đến cùng, điều quan trọng nhất là bố mẹ phải luôn theo sát, động viên và khích lệ trẻ kịp thời để trẻ không bao giờ cảm thấy một mình trên con đường tìm kiếm năng lực nội tại của bản thân.
Yeutre.vn (Tổng hợp)