Giáo dục nghệ thuật cho trẻ và các góc độ nghiên cứu khác nhau
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nghệ thuật từ sớm sẽ phát triển kỹ năng vận động tốt, phát triển thần kinh và khả năng giải quyết vấn đề cũng như có thể hiểu, bước đầu vận dụng tốt các chủ đề chính như đọc, viết, toán và khoa học. Còn với các nhà Tâm lý học trị liệu nghệ thuật thì khẳng định rằng, giáo dục nghệ thuật cho trẻ tạo ra kỹ năng xử lý khó khăn trong đời sống hàng ngày, đồng thời ứng phó thành công với những cảm xúc sợ hãi theo cách thức an toàn hơn - đó chính là giá trị của nghệ thuậtđối với đời sống tinh thần trẻ nhỏ.
Các nghệ sĩ lại chia sẻ rằng, giáo dục nghệ thuật cho trẻ ngay từ các hình vẽ đơn giản cho bé rất quan trọng, giúp khơi nguồn vẻ đẹp và sự bày tỏ nội tâm, và nó cũng chỉ đơn giản như quá trình sáng tạo ra mọi thứ vậy. Dưới góc độ cảm nhận của trẻ nhỏ, nghệ thuật là điều gì đó rất thú vị, là một hoạt động mới mẻ các em rất thích, nhất là ở giai đoạn đi học mẫu giáo - bắt đầu mở rộng mối quan hệ xã hội của mình ra với bạn bè, thầy cô giáo, phát sinh những vấn đề bỡ ngỡ mới. Và với đa số phụ huynh, giáo dục nghệ thuật giúp tất cả các thành viên trong gia đình cùng tham gia hoạt động với nhau, sống hạnh phúc hơn và thấu hiểu, giúp đỡ nhau nhiều hơn khi gặp bất kì khó khăn nào trong đời sống gia đình, xã hội. Nếu trẻ tham gia vào các hoạt động nghệ thuật đa dạng từ múa, hát, kể chuyện, cắt dán giấy, kể cả trừu tượng,.. trẻ cũng sẽ học hỏi tốt hơn trong mọi lĩnh vực.
Giáo dục nghệ thuật cho trẻ và 7 lợi ích "vi diệu"
1. Giáo dục nghệ thuật giúp nuôi dưỡng khả năng sáng tạo ở trẻ
Sáng tạo là khả năng suy nghĩ nằm bên ngoài chiếc hộp tư duy của ngôn từ nhằm liên kết hai ý tưởng không liên quan lại với nhau theo một cách mới. Sáng tạo thể hiện trong việc nảy ra các giải pháp xử lý vấn đề và các kiểu tư duy đột phá. Khả năng sáng tạo rất quan trọng với sự thành công và trạng thái hạnh phúc của trẻ trong tương lai vì chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức đáng sợ từ môi trường sống không ngừng đổi thay - như là kì thị chủng tộc, chiến tranh, hiện tượng Trái Đất nóng lên, tuyệt chủng hàng loạt,... Các cá nhân, tổ chức và Chính Phủ các nước đang tìm kiếm những giải pháp mới mỗi ngày để cải thiện chất lượng cuộc sống người dân hơn.
Theo Tổ chức Nghệ thuật Thế giới dành cho trẻ em thì " Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một đứa trẻ được tiếp xúc với nghệ thuật ngay từ nhỏ sẽ phát triển được khả năng suy nghĩ đặc biệt để đổi mới, sáng tạo, khám phá và tạo ra những sản phẩm thuộc về sở hữu trí tuệ để đạt đến sự thành công cá nhân và cả sự thịnh vượng toàn xã hội trong thế kỷ 21 này." Thế giới luôn cần những nhà tư tưởng mới và hiện đại hơn.
2. Giáo dục nghệ thuật giúp trẻ tạo ra các kết nối ở hệ thần kinh
Giáo dục nghệ thuật cho trẻ là một hoạt động cần sử dụng tất cả các giác quan, từ việc nhìn, nghe, sờ, ngửi, đến nếm - tùy vào từng loại hình nghệ thuật khác nhau. Các synapse (khớp) thần kinh của trẻ sẽ được đốt cháy khi trẻ thử nghiệm và tạo ra điều gì đó, kể cả là quẹt màu sơn khắp các ngón tay, trộn sắc màu và các nguyên liệu lại thành hỗn hợp, hoặc vẽ các hình con vật cho bé dựa vào trí tưởng tượng của bản thân hoặc từ những gì trẻ nhìn thấy.
3. Giáo dục nghệ thuật cho trẻ giúp tạo ra những kỹ năng vận động tốt
Việc quét một cây cọ lên giá vẽ, vẽ các chấm, đường nét, trộn màu, cắt kéo, quét keo dính hoặc ép các tuýp keo, nhào trộn, cuộn giấy, xé giấy,... tất cả những hoạt động này đều đòi hỏi sự khéo léo và kỹ năng phối hợp ngày càng cao. Ngoài ra, nếu trẻ được khen thưởng và cảm thấy vui vẻ với các hoạt động nghệ thuật mình yêu thích thì điều này sẽ khuyến khích bé muốn làm nhiều thật nhiều hơn nữa. Theo thời gian, kỹ năng vận động của trẻ dần phát triển vượt bậc và trở nên thành thạo hơn.
4. Các hình vẽ nguệch ngoạc là tiền đề cho kỹ năng viết của trẻ
Trẻ sơ sinh và mới biết đi thường bắt đầu kỹ năng viết bằng việc vẽ nguệch ngoạc tự do, hết lên rồi xuống, có khi kéo nát cả tờ giấy. Nhưng bé càng thực hiện nhiều hoạt động này, trẻ càng có nhiều khả năng kiểm soát cơ ngón tay và bút chì, cũng như điều khiển được chuyển động của bút trên giấy. Đến giai đoạn tiếp theo, bé biết tạo ra nhiều hình dạng khác nhau, cuối cùng là tạo ra được tất cả hình dạng cần thiết để viết các chữ cái trong bảng chữ cái. Chính những bước đi "rối bời" đầu tiên của giáo dục nghệ thuật này là tiền đề cho sự hình thành kỹ năng viết của bé khi lớn lên. Giờ thì cha mẹ đã thấy được lợi ích của việc khám phá những cách phát hiện năng khiếu hội họa của con rồi đúng không nào!
5. Giáo dục nghệ thuật cho trẻ giúp phát triển khả năng giải quyết vấn đề
Hoạt động nghệ thuật được định hướng rõ ràng, cởi mở sẽ cung cấp rất nhiều cơ hội phát triển khả năng đưa ra lựa chọn, đi đến kết luận, đánh giá kết quả quyết đoán cho trẻ. Trẻ sẽ phù hợp trở thành những nhà tư tưởng linh hoạt và không chắc chắn - chìa khóa chủ yếu cho cánh cửa của sự sáng tạo và tự tin. Khi càng có nhiều trải nghiệm với các chất liệu và hoạt động nghệ thuật, trẻ sẽ phát triển nhiều khả năng thử nghiệm kết hợp các ý tưởng mới lạ với nhau.
6. Giáo dục nghệ thuật giúp trẻ hiểu thấu chính bản thân mình và cả thế giới xung quanh
Trẻ có khả năng hấp thụ số lượng đáng kinh ngạc các thông tin mới, do đó, trẻ cần phải xử lý những gì mình đã học một cách an toàn và có phản hồi. Giáo dục nghệ thuật cho trẻ là con đường dẫn dắt bé khám phá mọi miền cảm xúc và đối phó với những khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Nói cách khác, nghệ thuật cho trẻ lối thoát an toàn "xả van" cảm xúc. Các hình ảnh, màu sắc, đường nét, chuyển động, trí tưởng tượng đều giúp trẻ thể hiện bản thân mình theo cách đa chiều - một cách mà từ ngữ không thể làm được, hoặc nói ra bằng lời thì khó hơn là thể hiện ra trong một hình thức nghệ thuật nào đó.
Vai trò của cha mẹ là hãy khuyến khích con cái chúng ta khám phá nghệ thuật, nắm vững chính bản thân mình, cảm nhận cơ thể mình thông qua dạy vẽ và tô màu cho bé , múa hát,... Chỉ có chúng ta mới có thể tạo ra được môi trường an toàn để trẻ thử nghiệm và sáng tạo tự tin, thoải mái dưới bất kì hình thức nào.
7. Giáo dục nghệ thuật cho trẻ cơ hội kết nối với người khác
Nghệ thuật là một sự cân bằng giúp tạo ra nền tảng chung cho những đứa trẻ chưa từng biết đến nhau hoặc không có đủ điều kiện để theo đuổi những sở thích chung, kết nối mọi chủng tộc, lứa tuổi, khả năng và thậm chí là cả ngôn ngữ khi cùng tham gia vào một hoạt động được chia sẻ tập thể.
Không ai phủ nhận được những lợi ích quan trọng của giáo dục nghệ thuật cho trẻ, đó là lý do ngày càng nhiều thần đồng âm nhạc, thiên tài hội hóa "nhí", ca sĩ "nhí",...được phát hiện ngay từ rất sớm để có chương trình phát triển phù hợp. Con đường đến cuộc sống tràn đầy sắc màu nghệ thuật bao gồm một tâm trí cởi mở, vài công cụ đơn giản liên quan, sự chuẩn bị và cách thức tiếp cận khám phá hiệu quả. Đó là con đường mà hầu như đứa trẻ nào cũng bị lôi cuốn vào, hãy cùng trẻ phát triển khả năng sáng tạo của riêng mình nhé!
Trúc Nguyễn