Nhiễm nấm âm đao khi mang thai và cách điều trị

Sự tác động của hormone thai kỳ khiến mẹ bầu dễ bị nấm âm đạo khi mang thai hơn bình thường. Mẹ bị nhiễm nấm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến bé.

banner ads

Nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai

1
Sự thay đổi hormone là nguyên nhân lớn nhất gây ra nấm âm đạo khi mang thai

Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen cao hơn và khiến âm đạo của mẹ tiết ra nhiều glycogen hơn, chất này tạo nên môi trường thuận lợi cho nấm men phát triển. Bên cạnh đó estrogen còn là nhân tố giúp cho loại nấm này phát triển nhanh chóng và dễ dàng sinh sôi hơn trong thành âm đạo.

Triệu chứng của nấm âm đạo

Các triệu chứng cho thấy mẹ bầu đã bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai là:

  • Âm đạo bị đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, nóng rát và môi âm hộ của mẹ có thể bị sưng lên.
  • Dịch tiết âm đạo xuất ra có màu trắng hoặc kem mặc dù thường không có mùi.
  • Khi quan hệ tình dục mẹ sẽ cảm thấy đau rát. Và cũng cảm thấy rát khi đi tiểu.

Ảnh hưởng của nấm âm đạo đến thai nhi

banner ads
2
Nấm âm đạo gây ra khó chịu cho mẹ nên sớm điều trị

Nấm âm đạo không có ảnh hưởng quá lớn khi thai nhi còn nằm trong tử cung. Tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm nấm âm đạo vào thời điểm chuyển dạ thì bé có thể bị nhiễm nấm khi chui ra khỏi bụng mẹ qua đường sinh. Bé có bị nhiễm nấm trong mắt, mũi, miệng và ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Lúc này, mẹ cần được bác sĩ hướng dẫn cụ thể cách điều trị cho bé để sớm khỏe mạnh trở lại.

Xử lý khi bị bà bầu nấm âm đạo

Cách xử lý là mẹ nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để điều trị các triệu chứng khó chịu. Nếu trong thời kỳ đầu của thai kỳ bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho mẹ dùng thuốc để đặt và sau đó bổ sung thuốc uống.

Việc điều trị này thường mất thời gian và mẹ dễ bị tái phát. Tuy nhiên mẹ cần kiên trì điều trị và tuyệt đối làm theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý để tránh nguy hiểm cho thai kỳ mẹ nhé.

Phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai

- Cách phòng ngừa cơ bản là mẹ cần luôn giữ cho vùng sinh dục được khô ráo, nấm men phát triển nhanh chóng trong môi trường nóng ẩm.

3
Nội y thoáng mát, giữ vệ sinh vùng kín là cách để mẹ phòng ngừa nấm âm đạo

- Mẹ cũng không nên mặc đồ lót quá chật và nên sử dụng đồ lót có các chất liệu như cotton, thoáng khí.

- Mẹ bầu sau khi vận động thì nên thay quần áo, không nên mặc đồ ướt mồ hôi.

- Mẹ có thể không mặc đồ lót vào ban đêm để vùng sinh dục được thông thoáng.

- Việc sử dụng dung dịch vệ sinh mạnh hay thuốc xịt vệ sinh phụ nữ là không nên.

- Mẹ cũng cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và tránh thụt rửa âm đạo.

- Khi vệ sinh hãy nhớ nên lau từ trước ra sau mẹ nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI