Dưới đây là những nguyên tắc hạ sốt cho trẻ dưới 2 tuổi mẹ cần biết để có thể giúp con hạ sốt nhanh chóng và an toàn.
1. Sốt với trẻ dưới 2 tháng nguy hiểm thế nào?
Khác với trẻ lớn hơn và khác với người lớn, trẻ dưới 2 tuổi sốt là một vấn đề rất nghiêm trọng. Cơ thể của trẻ dưới 2 tuổi không thể tự điều chỉnh được nhiệt độ nhanh như người trưởng thành và trẻ lớn. Thậm chí, việc nhiệt độ tăng cao có thể gây nguy hiểm với tính mạng của trẻ.
Ngoài ra, trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng vì đây có thể là dấu hiệu trẻ mắc một bệnh gì đó. Bởi vậy, ngay sau khi nhận thấy trẻ bị sốt, cha mẹ cần phải theo dõi, thăm khám cẩn thận.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ 2 tháng tuổi bị sốt
Nguyên nhân
- Một số nguyên nhân được cho là phổ biến như trẻ bị cảm lạnh, đau họng hoặc nhiễm trùng tai.
- Nghiêm trọng hơn có thể trẻ đã bị nhiễm trùng và để biết được điều này cha mẹ cần phải cho trẻ đi thăm khám.
- Trẻ sốt do cha mẹ mặc quá nhiều áo cho trẻ khiến nhiệt độ tăng cao.
- Trẻ có thể bị mất nước.
- Hệ thống miễn dịch kém và chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị lây bệnh từ người lớn.
- Có thể do một số nguyên nhân khác và có thể là gặp một số bệnh lý nghiêm trọng.
Dấu hiệu
Để xác định xem con có bị sốt hay không, mẹ nên làm theo một số cách sau:
- Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể bé. Nhiệt độ nên đo ở các vùng như miệng, nách hoặc hậu môn là chính xác nhất. Theo Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, nhiệt độ của bé khoảng 37,5 - 38 độ C là sốt nhẹ, 38 - 39 độ C là sốt cao. Sốt nhẹ mẹ chỉ cần theo dõi là được. Sốt cao cần đưa đi bệnh viện gấp.
- Theo dõi một số dấu hiệu như da đỏ hoặc nhợt nhạt, bỏ ăn, mơ màng, nôn mửa, tiêu chảy, ho, khó thở kèm nóng đầu là bé có dấu hiệu bị sốt mẹ cần cho bé đi gặp bác sĩ kịp thời.
3. Nguyên tắc hạ sốt cho bé dưới 2 tháng tuổi
Khi trẻ bị sốt, đặc biệt với trẻ dưới 2 tháng tuổi, mẹ cần phải nằm lòng một số nguyên tắc sau để đảm bảo trẻ hạ sốt và an toàn.
- Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào. Trẻ dưới 2 tháng tuổi có thể gặp biến chứng vì sử dụng thuốc hạ sốt không đúng cách nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Ngay lập tức đưa trẻ đi gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất.
- Cho trẻ bú bình thường và có thể bú nhiều hơn mọi ngày. Trong trường hợp trẻ mất nước như khô miệng, khô mắt, tiểu ít 6 lần/ngày thì nên bổ sung thêm dung dịch điện giải để bù nước. Dung dịch này cũng cần phải do bác sĩ chỉ định và hướng dẫn.
- Để bé nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Hạn chế người tới thăm bé.
- Mặc quần áo thoáng mát cho bé để bé thoải mái và thấm hút mồ hôi. Không mặc đồ dầy, phòng nóng vì khiến nhiệt độ bé tăng cao.
- Trong quá trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ nên dùng khăn mềm làm ẩm bằng nước ấm lau người cho bé sạch sẽ. Đặc biệt các vùng nách, bẹn, nước ấm sẽ làm giãn mạch máu khiến cho thân nhiệt từu từ hạ xuống.
- 4 - 5 tiếng cần cặp nhiệt độ 1 lần để kiểm tra nhiệt độ của bé. Nếu nhiệt độ vẫn lớn hơn 38,5 độ C bố mẹ cần cho con uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)