Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay xì hơi và cách khắc phục hiệu quả

Trẻ sơ sinh hay xì hơi vì những lý do gì? Nếu vẫn chưa có câu trả lời thì đây sẽ là những thông tin rất hữu ích dành cho bạn.

banner ads

Khi ra ngoài tử cung mẹ, phải tự mình ăn uống, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu xì hơi. Một số bé hay xì hơi hơn những trẻ khác hoặc trong mỗi thời điểm khác nhau sẽ có tần suất xì hơi cao hơn.

tre so sinh hay xi hoi 1
Một số bé hay xì hơi hơn những trẻ khác hoặc trong mỗi thời điểm khác nhau sẽ có tần suất xì hơi cao hơn

Nhiều mẹ khi thấy con mình hay xì hơi thường quy lý do cho rằng sữa mẹ có vấn đề. Thế nhưng thực ra có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh hay xì hơi và nó không hoàn toàn chỉ do sữa mẹ.

Vì sao trẻ sơ sinh hay xì hơi?

Sữa mẹ, cách bú hoặc những kích thích bên ngoài chính là những nguyên nhân khiến các bé xì hơi nhiều bình thường.

- Sữa mẹ có vấn đề: Món ăn hàng ngày của mẹ trong thời gian cho con bú có thể ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của sữa mẹ. Nếu ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng thì chắc chắc khi bú mẹ trẻ sơ sinh hay xì hơi cũng là điều rất dễ hiểu.

banner ads

- Trẻ bú nhiều sữa đầu: Sữa mẹ chia làm hai đợt chảy. Trong khoảng 10-15 phút đầu của cữ bú, bé sẽ nhận được đợt sữa chứa nhiều nước và thời gian sau khoảng 5-10 phút chính là đợt sữa giàu chất béo và dinh dưỡng. Nếu thời gian đầu, bé bú sữa quá nhiều và nuốt quá nhanh có thể sẽ khiến bé bị xì hơi nhiều hơn.

be bu binh
cách nuốt sữa không đúng cũng có thể khiến trẻ vô tình nuốt phải quá nhiều khí, sinh ra đầy hơi

- Bình sữa công thức có khí tràn vào: Khi pha sữa, nếu không biết cách mẹ sẽ làm không khí bên ngoài tràn vào bình quá nhiều và khiến bé bị đầy hơi sau khi bú. Ngoài ra, cách nuốt sữa không đúng cũng có thể khiến trẻ vô tình nuốt phải quá nhiều khí, sinh ra đầy hơi.

- Kích thích từ các yếu tố bên ngoài: Khi đến tuổi ăn dặm, âm thanh hỗn loạn do mẹ bật ti vi dụ bé ăn hoặc chơi quá sức trong lúc ăn cũng có thể là nguyên nhân làm cho bé xì hơi nhiều hơn.

- Ăn dặm quá sớm so với tuổi: Do hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên độ tuổi ăn dặm thích hợp nhất là từ 6 tháng trở đi. Nếu được cho ăn sớm hơn khoảng thời gian này, bé sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa và đầy hơi là một trong những triệu chứng phổ biến.

Giúp bé giảm số lần xì hơi

Sau khi biết những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay xì hơi, mẹ chỉ việc can thiệp và khắc phục chúng thì tình trạng xì hơi của bé sẽ giảm.

- Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ: Mẹ tránh ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc có chất caffein trong thời gian cho con bú. Thay vào đó nên ăn nhiều rau, trái cây, chất đạm và cân bằng bữa ăn với các loại thực phẩm phong phú.

pha sua cho be
Khi pha sữa, tránh rót nước quá mạnh hoặc lắc quá nhiều làm sinh bọt khí

- Pha sữa đúng cách: Trước hết phải chọn được bình sữa và núm vú tốt, lỗ ti vừa nhằm giúp hạn chế tốt nhất lượng khí tràn vào. Khi pha sữa, tránh rót nước quá mạnh hoặc lắc quá nhiều làm sinh bọt khí. Ngoài ra, cần lưu ý nhiều hơn đến việc chọn sữa công thức cho bé vì một số thành phần protein trong sữa có thể không phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên, do mỗi bé có một cơ địa khác nhau nên trước khi muốn đổi sữa khác hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ nhé!

- Vỗ lưng cho bé ợ hơi: Sau mỗi lần bé bú, mẹ khum tay vỗ lưng cho bé ợ hơi để thoát khi khí dư ra ngoài. Làm như thế cũng đồng thời giúp trẻ sơ sinh hay xì hơi cũng giảm bớt triệu chứng trớ sữa.

Lưu ý:

- Mặc dù đã làm nhiều cách nhau nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể vẫn bị xì hơi như là điều không thể tránh khỏi.

- Phần lớn trường hợp trẻ sơ sinh xì hơi nhiều đều là dấu hiệu bình thường, không có gì nghiêm trọng và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu mức độ xì hơi nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê cho bé thuốc chống đầy hơi để giảm sự khó chịu ở nơi bé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI