Nếu con thích ăn ngọt đây là cách hay giúp mẹ giảm lượng đường, hạn chế bệnh ở trẻ!

Hầu hết các loại thức ăn và đồ ăn vặt hiện nay trên thị trường dành cho trẻ nhỏ đều chứa nhiều đường. Ngay cả sữa dành cho trẻ cũng rất nhiều đường và đứa trẻ nào cũng vô cùng hảo ngọt.

banner ads
be an keo
Mẹ cần cắt giảm đồ ngọt cho bé để tránh dư đường, nguy cơ mắc bệnh cao

Việc ăn quá nhiều đường không hề tốt cho trẻ nhỏ chút nào. Tiêu thụ đường thường xuyên sẽ dẫn đến dư thừa lượng đường trong cơ thể và có nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, béo phì, tiểu đường. Cha mẹ thường cho rằng, trẻ nhỏ sẽ ít bị các bệnh mãn tính của người lớn, tuy nhiên, các loại thực phẩm giàu muối và đường trên thị trường hiện nay chính là nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ bị mắc các bệnh mãn tính.

Đặc biệt khi trẻ ở trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi trở đi), trẻ sẽ thích ăn những món ăn vặt như bánh kẹo, snack, nước ngọt, đồ hộp... và tất cả đều chứ nhiều muối sodium, đường quá mức cần thiết cho trẻ. Đây chính là thời điểm báo động về lượng đường mà trẻ tiêu thụ hàng ngày. Do đó mẹ cần phải cân bằng dinh dưỡng và giúp trẻ giảm bớt lượng đường hàng ngày vào cơ thể.

Dưới đây là mẹo hay dành cho bé cắt giảm lượng đường hàng ngày đối với trẻ, mẹ tham khảo nhé.

1. Không tập cho trẻ ăn ngọt quá sớm

khong cho be an keo som
Không cho bé ăn ngọt quá sớm

Không khó để bắt gặp hình ảnh đứa trẻ ăn kẹo, bánh hay snack. Không phải trẻ lớn, ngay cả trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cũng được bố mẹ sẵn sàng chi tiền để mua đồ ăn vặt cho con. Đây chính là lí do trẻ dần quen với mùi vị ngọt, nhiều gia vị ngay từ nhỏ và có thể gây "nghiện", rất khó bỏ khi trưởng thành.

Do đó để trẻ không nghiện ăn ngọt khi trưởng thành, mẹ cần phải kiên quyết nói không với các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn vặt ngay khi trẻ còn nhỏ. Nếu trẻ muốn ăn hãy chỉ cho trẻ ăn một chút và trong giới hạn cho phép.

2. Cắt giảm đồ ăn vặt mỗi ngày

Lượng đường trẻ dung nạp hàng ngày chủ yếu từ đồ ăn vặt. Do đó mẹ nên tập cắt giảm đồ ăn vặt mỗi ngày cho trẻ. Thông thường, khi đi học trẻ sẽ "học" theo bạn bè và mua đồ ăn vặt ngay cổng trường.

Tuy nhiên, thay vì mua thường xuyên cho trẻ mẹ hãy từ từ cắt giảm cho tới khi lượng cắt giảm đủ để trẻ không dung nạp quá nhiều. Việc cắt giảm đồ ăn vặt đột ngột có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, do đó chiến lược "mưa dầm thấm lâu" sẽ tốt cho trẻ hơn.

3. Chế biến nhiều đồ ăn vặt tươi ngon, đảm bảo tại nhà

do an vat
Chế biến đồ ăn vặt tươi ngon tại nhà

Muốn trẻ ít mua đồ ăn vặt ở ngoài đường mẹ hãy chịu khó chế biến đồ ăn vặt tại nhà với lượng đường muối hợp lý, giúp trẻ vừa có thể ăn thêm ngoài bữa chính vừa tốt cho sức khỏe của trẻ.

Một số món ăn nhẹ mẹ có thể tự làm cho bé như sữa chua trái cây, các loại chè đậu hoặc chè sen ít đường giúp bé vừa ngon miệng, thanh mát vừa giảm lượng đường vào cơ thể, hay như thạch rau câu, bánh tự làm...

Ngoài ra mẹ nên tích cực cho trẻ ăn trái cây, rau củ thay cho đồ ăn vặt để trẻ dần dần cân bằng vị giác và dinh dưỡng, nhờ vậy trẻ sẽ dần từ bỏ thói quen thèm đồ ngọt.

4. Tìm hiểu kỹ thành phần muối, đường trên sản phẩm

Sẽ thật khó có thể tránh khỏi việc cho bé ăn vặt bên ngoài và mẹ cũng không thể cấm hoàn toàn bé ăn bánh kẹo hay snack. Tuy nhiên, trước khi cho bé ăn vặt mẹ cần phải tìm hiểu kỹ các thành phần như muối hay đường trên sản phẩm.

Hầu hết các sản phẩm công nghiệp, ăn nhẹ như hiện nay đều chứa rất nhiều đường để kích thích vị giác của trẻ. Do đó, việc mẹ kiểm tra kỹ thành phần rất cần thiết. Nên chọn sản phẩm ít đường hoặc không đường trước khi cho trẻ ăn, thành phần được chiết xuất từ thực phẩm thiên nhiên hoặc organic để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

5. Hiểu đúng về các dạng đường để tránh cho trẻ

siro
Mẹ cần hiểu rõ các dạng đường trong thực phẩm

Một số sản phẩm có thể không ghi rõ chứa đường như chúng ta thường đọc. Do đó mẹ cần hiểu các dạng đường để tránh mua cho trẻ.

Theo đó, đường có thể ẩn bên dưới một số tên khác nhau như si rô bắp giàu fructose, si rô mía, đường nghịch chuyển, mật đường, surcose, mật ong, maple syrup... Chúng được ghi trong thành phần của thực phẩm. Ngoài ra một số thực phẩm nghe có vẻ tốt cho trẻ nhưng cũng rất nhiều đường mẹ cũng cần lưu ý như da-ua, ngũ cốc - chúng có thể chứa khoảng 3 - 4 loại chất làm ngọt khác nhau.

6. Cho trẻ làm quen thực phẩm không đường

Bạn có thể thay đổi khẩu vị của trẻ từ nhiều đường -> ít đường -> không đường. Và hãy cho trẻ làm quen dần với thực phẩm không đường. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những sản phẩm cùng loại nhưng không chứa đường như sữa không kem, không đường, bánh không đường, bơ đậu phông tự nhiên không đường, sốt táo, yến mạch...

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI